Thủ tục khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ra sao?
- Thủ tục khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ra sao?
- Hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật?
- Mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật có dạng ra sao?
Thủ tục khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần 2 Thủ tục hành chính kèm theo Quyết định 4760/QĐ-BYT năm 2015 quy định thủ tục khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật như sau:
Bước 1. Đại diện hợp pháp của Người khuyết tật có đơn gửi Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã
Bước 2. Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoàn chỉnh 01 bộ Hồ sơ theo đúng quy định tại Khoản 2 Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH và chuyển Hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tra hồ sơ khám giám định do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật chuyển đến:
- Hồ sơ đã hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH thì cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chuyển hồ sơ khám giám định đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoàn chỉnh Hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 4. Căn cứ hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, Hội đồng Giám định y khoa cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám giám định y khoa.
Bước 5. Trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khuyết tật.
Bước 6. Trả Biên bản khám giám định mức độ khuyết tật cho đối tượng
Thời hạn giải quyết thủ tục khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Thủ tục khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật ra sao?
Hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần 2 Thủ tục hành chính kèm theo Quyết định 4760/QĐ-BYT năm 2015 quy định hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật khi đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm:
- Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.
- Bản sao Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
- Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
- Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).
- Giấy kiến nghị của người đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
- Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.
+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.
+ Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.
Mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật có dạng ra sao?
Căn cứ theo Mục 3 Phần 2 Thủ tục hành chính kèm theo Quyết định 4760/QĐ-BYT năm 2015 quy định mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật có dạng như sau:
Tải mẫu biên bản khám giám định xác định mức độ khuyết tật:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?