Thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất 2023 được thực hiện như thế nào?
Thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 14 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận đơn
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 2: Xử lý đơn:
Trường hợp chủ văn bằng tự yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ:
+ Kiểm tra về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của yêu cầu hủy bỏ;
+ Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị yêu cầu huỷ bỏ;
+ Ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.
Trường hợp yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện:
+ Kiểm tra bằng chứng, lý do yêu cầu huỷ bỏ;
+ Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản cho chủ văn bằng bảo hộ về ý kiến của người thứ ba để chủ văn bằng có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ;
+ Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định huỷ bỏ một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
+ Quyết định huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Cách thức thực hiện:
- Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Phí, lệ phí:
- Lệ phí yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 50.000 đồng (mỗi đối tượng).
- Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 390.000 đồng
- Phí đăng bạ Quyết định hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
- Phí công bố Quyết định hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất 2023 được thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 14 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ thành phần hồ sơ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương gồm:
- Tờ khai chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 08 Phụ lục II Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
- Chứng cứ (nếu có);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Bản giải trình lý do yêu cầu;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Số lượng hồ sơ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương là bao lâu?
Căn cứ theo tiểu mục 14 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 quy định như sau:
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp chính chủ văn bằng bảo hộ yêu cầu hủy bỏ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Trường hợp người thứ ba yêu cầu hủy bỏ: 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn 02 tháng tính từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ mà không có ý kiến phản hồi hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của chủ văn bằng bảo hộ. Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến khác với chủ đơn yêu cầu hủy bỏ.
- Thời gian thực hiện các thủ tục liên quan khác cần thiết để giải quyết yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không được tính vào thời hạn nêu trên.
Theo đó, thời hạn giải quyết thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương như sau:
- Trường hợp chính chủ văn bằng bảo hộ yêu cầu hủy bỏ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Trường hợp người thứ ba yêu cầu hủy bỏ: 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn 02 tháng tính từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ mà không có ý kiến phản hồi hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của chủ văn bằng bảo hộ. Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến khác với chủ đơn yêu cầu hủy bỏ.
- Thời gian thực hiện các thủ tục liên quan khác cần thiết để giải quyết yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ không được tính vào thời hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?