Chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định thì có làm chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hay không?
Chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định thì có làm chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hay không?
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có giải thích về quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
...
Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Căn cứ theo Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
...
2. Trong trường hợp chủ Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà phí, lệ phí để duy trì hiệu lực không được nộp.
Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp không nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
...
Như vậy, trường hợp chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định là một trong các trường hợp làm chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định nêu trên.
Theo đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt từ bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà phí, lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp đối với văn bằng bảo hộ là Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp đối với văn bằng bảo hộ là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Chủ văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định thì có làm chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hay không? (Hình từ Internet)
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm những gì?
Căn cứ Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Bằng độc quyền sáng chế.
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bao nhiêu?
Mức thu lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (đối với sáng chế/giải pháp hữu ích (mỗi năm) cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ; đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ; đối với kiểu dáng công nghiệp (5 năm) cho mỗi phương án của từng sản phẩm):
- Đối với sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích): 100.000 đồng.
- Đối với kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng.
- Đối với nhãn hiệu: 100.000 đồng.
(2) Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn) đối với sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu: 10% lệ phí duy trì/gia hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?