Thông tư 86/2023/TT-BQP quy định về việc thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ ngày 04/01/2024 ra sao?
- Thông tư 86/2023/TT-BQP quy định về việc thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ ngày 04/01/2024 ra sao?
- Việc cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Thông tư 86/2023/TT-BQP quy định về việc thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ ngày 04/01/2024 ra sao?
Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 86/2023/TT-BQP quy định về việc thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ ngày 04/01/2024:
- Cơ quan xe - máy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có thẩm quyền đề nghị thu hồi Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng khi phát hiện có hành vi gian dối, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ.
- Cơ quan xe - máy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi công văn kèm theo Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng đề nghị thu hồi về Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị thu hồi, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật xem xét, quyết định thu hồi Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng theo quy định.
Thông tư 86/2023/TT-BQP quy định về việc thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ ngày 04/01/2024?
Việc cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Tại Điều 52 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về việc cấp đổi, cấp lại chứng chỉ như sau:
Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ
1. Người có Chứng chỉ bị hỏng, bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, được cấp đổi, cấp lại theo số hiệu Chứng chỉ đã cấp.
2. Hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ theo Mẫu số 12 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Chứng chỉ bị hỏng (bản chính được thu hồi khi cấp đổi); Bản tường trình có xác nhận của chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên đối với trường hợp mất Chứng chỉ;
c) Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý trực tiếp cấp Trung đoàn và tương đương trở lên;
d) 02 ảnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 47 Thông tư này.
3. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đổi, cấp lại Chứng chỉ.
Theo quy định trên, việc cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được thực hiện khi người có Chứng chỉ bị hỏng, bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, được cấp đổi, cấp lại theo số hiệu Chứng chỉ đã cấp.
Khi đề cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thì cần phải chuẩn bị hồ sơ bộ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ theo Mẫu số 12 kèm theo Thông tư 170/2021/TT-BQP.
- Bản sao Chứng chỉ bị hỏng (bản chính được thu hồi khi cấp đổi); Bản tường trình có xác nhận của chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên đối với trường hợp mất Chứng chỉ.
- Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý trực tiếp cấp Trung đoàn và tương đương trở lên.
- 02 ảnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 47 Thông tư 170/2021/TT-BQP.
Theo đó, sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đổi, cấp lại Chứng chỉ.
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Tại Điều 48 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
- Cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Quân đội có đủ các điều kiện sau:
+ Có phòng học pháp luật giao thông đường bộ; đủ tài liệu giảng dạy, sa hình và hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định.
+ Giáo viên giảng dạy phải có đủ tiêu chuẩn quy định giảng dạy trình độ sơ cấp và giấy phép lái xe ô tô quân sự.
- Nhiệm vụ của cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định tại Thông tư 170/2021/TT-BQP
+ Báo cáo kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với cơ quan cấp trên và Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;
+ Tổ chức kiểm tra, cấp Chứng chỉ cho người đạt yêu cầu;
+ Lưu trữ hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Thông tư 86/2023/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ ngày 4/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?