Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?
Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
Theo đó, Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về hình thức; nội dung; trang phục; trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; huy động lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, Thông tư 73/2024/TT-BCA áp dụng đối với:
(1) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông (sau đây gọi chung là cán bộ Cảnh sát giao thông) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm).
(2) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ của lực lượng khác trong Công an nhân dân được huy động tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát.
(3) Công an các đơn vị, địa phương.
(4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT? (Hình ảnh Intermet)
Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát công khai trên tuyến giao thông đường bộ được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát công khai trên tuyến giao thông đường bộ như sau:
(1) Tuần tra, kiểm soát cơ động
Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo thẩm quyền.
(2) Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
- Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện dừng phương tiện, kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo thẩm quyền;
- Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, pháp luật về đường bộ và pháp luật có liên quan;
- Khi tổ chức lực lượng kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải sử dụng camera được trang bị để ghi hình hoạt động kiểm soát của Tổ Cảnh sát giao thông. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
(3) Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
(4) Khi tuần tra, kiểm soát công khai theo quy định tại (1), (2), (3) phải có kế hoạch của Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên ban hành và bảo đảm các quy định sau:
- Sử dụng trang phục Cảnh sát theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 73/2024/TT-BCA;
- Sử dụng phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 73/2024/TT-BCA hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công;
- Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Thông tư 73/2024/TT-BCA.
Khi nào Thông tư 73/2024 có hiệu lực?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải được duy trì hoạt động liên tục hay không?
- Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào ngày nào? 08 yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước?
- Mẫu di chúc viết tay không có người làm chứng mới nhất là mẫu nào? Có được lập di chúc khi không có người làm chứng không?
- Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân thế nào? Lực lượng vũ trang nhân dân có bao gồm Quân đội nhân dân?
- Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước gồm các nhiệm vụ nào? Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở nào?