Thông tư 61/2022/TT-BTC: Hướng dẫn lập dự toán, sử dụng, thanh và quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất?
- Những đối tượng nào sẽ được áp dụng quy định về lập dự toán, sử dụng, thanh và quyết toán kinh phí tổ chức?
- Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được xác định như thế nào?
- Thông tư 61/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào?
Những đối tượng nào sẽ được áp dụng quy định về lập dự toán, sử dụng, thanh và quyết toán kinh phí tổ chức?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 61/2022/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường).
2. Các đối tượng khác có liên quan tới việc lập, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đó, những đối tượng thuộc quy định nêu trên sẽ được áp dụng quy định về lập dự toán, sử dụng, thanh và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Đã có Thông tư 61/2022/TT-BTC hướng dẫn về lập dự toán, sử dụng, thanh và quyết toán kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? (Hình từ Internet)
Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được xác định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 61/2022/TT-BTC quy định như sau:
Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất
1. Mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm được quy định như sau:
a) Đối với các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
b) Đối với các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.
c) Đối với các dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chưa bao gồm kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm) không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án; mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Đối với các dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức trích kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
Theo đó, đối với dự án, tiểu dự án trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì mức trích kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất sẽ được căn cứ dựa trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thông tư 61/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 61/2022/TT-BTC quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2022.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm rà soát các quy định về mức chi liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất đã ban hành theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định mức chi theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
3. Thông tư này thay thế Thông tư 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Như vậy, Thông tư 61/2022/TT-BTC hướng dẫn về lập dự toán, sử dụng, thanh và quyết toán kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?