Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30 2020 về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam áp dụng từ ngày 1 7 2025 ra sao?

Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30 2020 về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam áp dụng từ ngày 1 7 2025 ra sao?

Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30 2020 về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam áp dụng từ ngày 1 7 2025 ra sao?

Ngày 15/5/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do về phòng vệ thương mại giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu.

>>> TẢI VỀ Thông tư 28 2025 TT BCT

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 28/2025/TT-BCT, Bộ Công Thương đã sửa đổi quy định về hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương tại Điều 7 Thông tư 30/2020/TT-BCT như sau:

(1) Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương (trong Chương này gọi là hồ sơ yêu cầu) gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan theo quy định tại Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ gồm các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ liên quan sau:

1. Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước.

2. Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất.

3. Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp ủng hộ hoặc phản đối vụ việc.

4. Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam (nếu có); mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

5. Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam (nếu có).

6. Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ.

7. Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ ít nhất 03 năm trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ hoặc từ khi ngành sản xuất trong nước bắt đầu hoạt động trong trường hợp ngành sản xuất trong nước có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm.

8. Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

9. Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

(2) Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương theo quy định tại Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP phải đáp ứng bổ sung các nội dung cụ thể sau đây:

- Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương. Trong đó, thông tin về mã số hàng hóa phải căn cứ theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định;

- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 30/2020/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2025/TT-BCT trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu;

- Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 7 Điều 63 Nghị định 86/2025/NĐ-CP là thông tin, số liệu, chứng cứ trong ít nhất 03 năm liên tiếp trước khi nộp hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước có thời gian hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu;

- Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ song phương, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.

*Trên đây là "Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30 2020 về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam áp dụng từ ngày 1 7 2025 ra sao?"

Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30 2020 về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam áp dụng từ ngày 1 7 2025 ra sao?

Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30 2020 về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam áp dụng từ ngày 1 7 2025 ra sao? (Hình từ Internet)

Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu và bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại từ ngày 1 7 2025?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu và bên bị yêu cầu trong vụ việc phòng vệ thương mại từ ngày 1 7 2025 như sau:

(1) Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu có các quyền sau:

- Tiếp cận các thông tin mà các bên liên quan khác cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ những thông tin được bảo mật theo quy định;

- Gửi ý kiến về dự thảo kết luận điều tra, dự thảo kết luận rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày Cơ quan điều tra gửi dự thảo để lấy ý kiến;

- Kiến nghị Cơ quan điều tra gia hạn thời hạn cung cấp thông tin, gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi điều tra;

- Yêu cầu bảo mật thông tin theo quy định;

- Tham gia tham vấn và trình bày quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc phòng vệ thương mại;

- Ủy quyền cho chủ thể khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại;

- Yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức tham vấn riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 86/2025/NĐ-CP;

- Khiếu nại, khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính.

(2) Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu có các nghĩa vụ sau:

- Bảo đảm tính đầy đủ, trung thực và chính xác của chứng cứ, thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác các chứng cứ, thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra trong thời hạn yêu cầu;

- Thi hành các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Những nghĩa vụ chung về Thương mại trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ bao gồm những gì?

Những nghĩa vụ chung về Thương mại trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ bao gồm những gì, theo Điều 3 Hiệp định về quan hệ Thương mại giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định những nghĩa vụ chung về Thương mại như sau:

- Các Bên nỗ lực tìm kiếm nhằm đạt được sự cân bằng thoả đáng về các cơ hội tiếp cận thị trường thông qua việc cùng cắt giảm thoả đáng thuế và các hàng rào phi quan thuế đối với thương mại hàng hoá do đàm phán đa phương mang lại.

- Các Bên sẽ, trừ khi được quy định cụ thể trong Phụ lục B và C của Hiệp định này, loại bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu đối với mọi loại hàng hoá và dịch vụ, ngoại trừ những hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp phép và kiểm soát được GATT 1994 cho phép.

- Trong vòng hai (02) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào (trừ thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác theo Điều 2 của Chương này) áp dụng đối với hay có liên quan đến xuất nhập khẩu, ở mức tương xứng với chi phí của dịch vụ đã cung ứng và đảm bảo rằng những loại phí và phụ phí đó không phải là một sự bảo hộ gián tiếp đối với sản xuất trong nước hoặc là thuế đánh vào hàng nhập khẩu hay xuất khẩu vì mục đích thu ngân sách;

- Trong vòng hai (02) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên áp dụng hệ thống định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng nhập khẩu để tính thuế hoặc của hàng hoá tương tự, chứ không dựa vào giá trị của hàng hoá theo nước xuất xứ, hoặc giá trị được xác định một cách võ đoán hay không có cơ sở, với giá trị giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hoá khi được bán để xuất khẩu sang nước nhập khẩu phù hợp với những tiêu chuẩn được thiết lập trong Hiệp định về việc Thi hành Điều VII của GATT 1994; và

- Trong vòng hai (02) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên bảo đảm rằng, các khoản phí và phụ phí qui định tại khoản 3 của Điều này và hệ thống định giá hải quan qui định tại khoản 4 của Điều này được quy định hay thực hiện một cách thống nhất và nhất quán trên toàn bộ lãnh thổ hải quan của mỗi Bên.

- Ngoài các nghĩa vụ qui định tại Điều I, Việt nam dành sự đối xử về thuế cho các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ hải quan của Hoa kỳ phù hợp với các quy định của Phụ lục E.

- Không Bên nào yêu cầu các công dân hoặc công ty của nước mình tham gia vào phương thức giao dịch hàng đổi hàng hay thương mại đối lưu với công dân hoặc công ty của Bên kia. Tuy nhiên, nếu các công dân hoặc công ty quyết định tiến hành giao dịch theo phương thức hàng đổi hàng hay thương mại đối lưu, thì các Bên có thể cung cấp cho họ thông tin để tạo thuận lợi cho giao dịch và tư vấn cho họ như khi các Bên cung cấp đối với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu khác.

- Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng dành cho Việt Nam Chế độ Ưưu đãi Thuế quan Phổ cập.

Hiệp định thương mại tự do
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 28/2025/TT-BCT sửa đổi Thông tư 30 2020 về Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam áp dụng từ ngày 1 7 2025 ra sao?
Pháp luật
Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì? Quy định về thuế trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam thực hiện đăng tải những thông tin gì?
Pháp luật
Bộ phận biên tập thông tin trên Cổng thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam gồm những ai?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam triển khai thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam (VKFTA) để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2022 - 2027 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp định thương mại tự do
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào