Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì? Quy định về thuế trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ?

Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì? Nội dung Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ có gì? Quy định về thuế trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ? Những nghĩa vụ chung về Thương mại trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ bao gồm những gì?

Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì? Nội dung Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ có gì?

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement - BTA) là một thỏa thuận kinh tế quan trọng được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào ngày 13/7/2000 tại Washington D.C và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001.

Nội dung chính của Hiệp định BTA

Hiệp định này bao gồm nhiều lĩnh vực thương mại và đầu tư, trong đó có các nội dung chính sau:

- Thương mại hàng hóa:

+ Hoa Kỳ cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng từ Việt Nam.

+ Việt Nam cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Mỹ.

- Thương mại dịch vụ:

+ Việt Nam mở cửa thị trường cho các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, tài chính.

+ Doanh nghiệp Mỹ có thể tiếp cận thị trường dịch vụ của Việt Nam dễ dàng hơn.

- Đầu tư:

+ Mỹ khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ mở rộng hoạt động.

+ Việt Nam cam kết bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Quyền sở hữu trí tuệ:

+ Việt Nam cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế,...) theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp:

+ Thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai bên dựa trên các quy tắc quốc tế.

Lưu ý: Thông tính chỉ mang tính chất tham khảo

Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì?

Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì? Quy định về thuế trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ? (hình từ internet)

Quy định về thuế trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ?

Theo Điều 4 Hiệp định về quan hệ Thương mại giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định về thuế như sau:

- Không một qui định nào trong Hiệp định này áp đặt các nghĩa vụ đối với các vấn đề về thuế, ngoại trừ:

+ Chương I, trừ Điều 2.1 của Chương đó, chỉ áp dụng đối với các loại thuế không phải là thuế trực thu như được quy định tại khoản 3 của Điều này.

-+Trong phạm vi Chương IV,

++ Điều 4 và 10.1 sẽ áp dụng đối với việc tước quyền sở hữu; và

++ Điều 4 sẽ áp dụng đối với một thoả thuận đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư.

- Đối với việc áp dụng Điều 10.1 của Chương IV, khi nhà đầu tư cho rằng một biện pháp về thuế có liên quan tới việc tước quyền sở hữu thì nhà đầu tư đó có thể đưa tranh chấp đó ra giải quyết bằng trọng tài theo Điều 4.3 của Chương IV, với điều kiện là nhà đầu tư đó trước hết đã đưa ra các cơ quan có thẩm quyền về thuế của cả hai Bên vấn đề liệu biện pháp về thuế đó có liên quan đến việc tước quyền sở hữu hay không. Tuy nhiên, nhà đầu tư này không thể đưa vấn đề tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài, nếu trong vòng chín tháng kể từ ngày vấn đề được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền về thuế của cả hai Bên xác định rằng biện pháp về thuế đó không liên quan tới việc tước quyền sở hữu.

- "Thuế trực thu" bao gồm các loại thuế đánh vào tổng thu nhập, vào toàn bộ vốn hay từng bộ phận của thu nhập hay của vốn, bao gồm thuế đánh vào lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản, thuế bất động sản, thừa kế và quà tặng; thuế đánh vào tổng số tiền lương mà doanh nghiệp trả cũng như thuế đánh vào giá trị tăng thêm của vốn.

Những nghĩa vụ chung về Thương mại trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ bao gồm những gì?

Những nghĩa vụ chung về Thương mại trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ bao gồm những gì, theo Điều 3 Hiệp định về quan hệ Thương mại giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định những nghĩa vụ chung về Thương mại như sau:

- Các Bên nỗ lực tìm kiếm nhằm đạt được sự cân bằng thoả đáng về các cơ hội tiếp cận thị trường thông qua việc cùng cắt giảm thoả đáng thuế và các hàng rào phi quan thuế đối với thương mại hàng hoá do đàm phán đa phương mang lại.

- Các Bên sẽ, trừ khi được quy định cụ thể trong Phụ lục B và C của Hiệp định này, loại bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu đối với mọi loại hàng hoá và dịch vụ, ngoại trừ những hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp phép và kiểm soát được GATT 1994 cho phép.

- Trong vòng hai (02) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào (trừ thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác theo Điều 2 của Chương này) áp dụng đối với hay có liên quan đến xuất nhập khẩu, ở mức tương xứng với chi phí của dịch vụ đã cung ứng và đảm bảo rằng những loại phí và phụ phí đó không phải là một sự bảo hộ gián tiếp đối với sản xuất trong nước hoặc là thuế đánh vào hàng nhập khẩu hay xuất khẩu vì mục đích thu ngân sách;

- Trong vòng hai (02) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên áp dụng hệ thống định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng nhập khẩu để tính thuế hoặc của hàng hoá tương tự, chứ không dựa vào giá trị của hàng hoá theo nước xuất xứ, hoặc giá trị được xác định một cách võ đoán hay không có cơ sở, với giá trị giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hoá khi được bán để xuất khẩu sang nước nhập khẩu phù hợp với những tiêu chuẩn được thiết lập trong Hiệp định về việc Thi hành Điều VII của GATT 1994; và

- Trong vòng hai (02) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên bảo đảm rằng, các khoản phí và phụ phí qui định tại khoản 3 của Điều này và hệ thống định giá hải quan qui định tại khoản 4 của Điều này được quy định hay thực hiện một cách thống nhất và nhất quán trên toàn bộ lãnh thổ hải quan của mỗi Bên.

- Ngoài các nghĩa vụ qui định tại Điều I, Việt nam dành sự đối xử về thuế cho các sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ hải quan của Hoa kỳ phù hợp với các quy định của Phụ lục E.

- Không Bên nào yêu cầu các công dân hoặc công ty của nước mình tham gia vào phương thức giao dịch hàng đổi hàng hay thương mại đối lưu với công dân hoặc công ty của Bên kia. Tuy nhiên, nếu các công dân hoặc công ty quyết định tiến hành giao dịch theo phương thức hàng đổi hàng hay thương mại đối lưu, thì các Bên có thể cung cấp cho họ thông tin để tạo thuận lợi cho giao dịch và tư vấn cho họ như khi các Bên cung cấp đối với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu khác.

- Hoa Kỳ sẽ xem xét khả năng dành cho Việt Nam Chế độ Ưưu đãi Thuế quan Phổ cập.

Hiệp định thương mại tự do
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là gì? Quy định về thuế trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam thực hiện đăng tải những thông tin gì?
Pháp luật
Bộ phận biên tập thông tin trên Cổng thông tin điện tử về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam gồm những ai?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam triển khai thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam (VKFTA) để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2022 - 2027 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp định thương mại tự do
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
37 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp định thương mại tự do

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp định thương mại tự do

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào