Thông tư 19/2023/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
- Thông tư 19/2023/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
- Hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi như thế nào?
- Hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi gì?
Thông tư 19/2023/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử?
Ngày 20/9/2023, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 19/2023/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định 107/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
Thông tư 19/2023/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều của Nghị định 107/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
- Đối tượng áp dụng:
+ Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quy định tại Điều 43 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP; Điều 44 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP; Điều 45 Nghị định 107/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 24 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP; khoản 25, khoản 26, khoản 27 Điều 4 Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Thông tư 19/2023/TT-BKHCN.
Thông tư 19/2023/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử? (Hình từ internet)
Hành vi không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Hành vi vi phạm về khai báo
...
2. Hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ di động có một trong các vi phạm sau:
a) Không khai báo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ nơi tiến hành công việc bức xạ ít nhất 24 giờ trước khi chuyển nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ đến và đi khỏi địa phương,
b) Khai báo không đầy đủ một trong các thông tin: số lượng, mã hiệu, số xê-ri, đặc trưng kỹ thuật (hoạt độ phóng xạ hoặc công suất) của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; thời gian, địa điểm tiến hành công việc bức xạ.
...
Liên hệ tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành hoạt động bức xạ của cơ sở có hoạt động bức xạ di động;
c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao, chuyển nhượng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ khi thiết bị bức xạ được chuyển khỏi cơ sở.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ là hành vi của tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ di động có một trong các vi phạm sau:
- Không khai báo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ nơi tiến hành công việc bức xạ ít nhất 24 giờ trước khi chuyển nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ đến và đi khỏi địa phương.
- Khai báo không đầy đủ một trong các thông tin: số lượng, mã hiệu, số xê-ri, đặc trưng kỹ thuật (hoạt độ phóng xạ hoặc công suất) của nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ; thời gian, địa điểm tiến hành công việc bức xạ.
Hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi gì?
Căn cứ tại khoản Điều 13 Thông tư 19/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra
Hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 42 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân có một trong các vi phạm sau:
1. Không cử người hoặc cử người không đủ thẩm quyền để làm việc với Đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền.
3. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đúng thời hạn theo yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
4. Không bố trí người, phương tiện, thiết bị liên quan hoặc cố tinh chậm trễ trong việc thực hiện các yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra khi tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế.
Liên hệ tại điểm b khoản 4 Điều 42 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa người đang thi hành công vụ;
b) Trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ, hạt nhân;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi của tổ chức, cá nhân có một trong các vi phạm sau:
- Không cử người hoặc cử người không đủ thẩm quyền để làm việc với Đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền.
- Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đúng thời hạn theo yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Không bố trí người, phương tiện, thiết bị liên quan hoặc cố tinh chậm trễ trong việc thực hiện các yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra khi tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế.
Thông tư 19/2023/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành từ ngày 05/11/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?