Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT: Điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông? Lịch sử trở thành môn học bắt buộc?

"Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đã sửa đổi và bổ sung một số nội dung đối với môn học lịch sử. Vậy nội dung sửa đổi, bổ sung đó là nội dung gì?" - Đây là câu hỏi của bạn Hùng Hào.

Điều chỉnh môn học Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy đinh về điều chỉnh môn học Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Sửa đổi, bổ sung mục "2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp" phần "IV. KẺ HOẠCH GIÁO DỤC" như sau:
"2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
2.1. Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên để học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2."

Theo đó, môn lịch sử từ môn học tự chọn trở thành môn học bắt buộc dẫn đến những môn học bắt buộc hiện tại bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Quy định cụ thể về thời lượng giáo dục đối với cấp trung học phổ thông?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy đinh cụ thể về thời lượng giáo dục đối với cấp trung học phổ thông như sau:

“2.2. Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông

Theo đó, Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT đã quy định thời lượng giáo dục phải đảm bảo mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Điều chỉnh môn học Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội trở thành môn học bắt buộc?

Điều chỉnh môn học Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội trở thành môn học bắt buộc? (Hình từ internet)

Sửa đổi, bổ sung về giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung về giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp như sau:

"2. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai “- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp”, mục "3. Giáo dục khoa học xã hội" phần "V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC" như sau:
“ - Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Ở lớp 10, môn Lịch sử, môn Địa lí giúp học sinh hiểu biết về đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức lịch sử và địa lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử và địa lí, tạo cơ sở vững chắc để học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp.
Ở lớp 11 và lớp 12, môn Lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hoá, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới,...; môn Địa lí tập trung vào một số chủ đề và chuyên đề học tập về địa lí thế giới (khu vực, quốc gia tiêu biểu) và địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm hỗ trợ cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như một số ngành khoa học liên quan.”.

Như vậy, Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT đã bổ sung môn lịch sử từ môn học tự chọn trở thành môn học bắt buộc và quy định cụ thể về thời lượng giáo dục phải đảm bảo mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 03/8/2022.

Giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp tiểu học?
Pháp luật
Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?
Pháp luật
Nội dung của giáo dục phổ thông có phải bảo đảm hướng nghiệp và có hệ thống với học sinh không?
Pháp luật
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong mấy năm học? Yêu cầu về nội dung cấp trung học phổ thông?
Pháp luật
Phiếu kê khai thông tin học sinh 2024 2025 các cấp? Cách ghi phiếu kê khai thông tin học sinh file word?
Pháp luật
Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở hiện nay như thế nào? Nội dung giáo dục trung học cơ sở phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Các cấp bậc của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay? Giáo dục phổ thông có yêu cầu gì về nội dung, phương pháp không?
Pháp luật
Giáo dục trung học phổ thông đã được phổ cập chưa? Ai có trách nhiệm trong việc phổ cập giáo dục?
Pháp luật
Ngày tổ chức vòng thi cấp quận huyện Violympic năm 2024 là ngày nào? Học sinh dự thi violympic cần lưu ý những điều gì?
Pháp luật
Trường trung học phổ thông có thuộc cơ sở giáo dục phổ thông hay không? Từ lớp sáu đến hết lớp chín là thuộc cấp học nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì ứng xử của người học được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục phổ thông
19,219 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào