Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì ứng xử của người học được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc và mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
- Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì ứng xử của người học được quy định như thế nào?
- Ứng xử của nhân viên trong cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
- Cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên phải ứng xử với giáo viên như thế nào?
Nguyên tắc và mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2, Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
1. Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục.
2. Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.
3. Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.
4. Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền.
5. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.
Cơ sở giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì ứng xử của người học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
2. Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.
3. Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép
Như vậy tùy vào đối tượng mà người học cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên có ứng xử phù hợp như quy định trên.
Các đối tượng này bao gồm:
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Người học khác;
- Cha mẹ và người thân;
- Khách đến cơ sở giáo dục.
Ứng xử của nhân viên trong cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ứng xử của nhân viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.
3. Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.
4. Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Như vậy nhân viên cơ sở giáo dục thường xuyên phải có cách ứng xử phù hợp như quy định trên.
Cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên phải ứng xử với giáo viên như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Ứng xử của cha mẹ người học
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
Như vậy cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên phải ứng xử với giáo viên tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ.
Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?