Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội?
- Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội?
- Thời gian giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội tối đa bao nhiêu ngày?
- Có bắt buộc phải lập biên bản khi giao, nhận trực tiếp hồ sơ trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội không?
Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội?
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội ban hành Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Theo đó, Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về lĩnh vực giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, bao gồm:
- Lao động, tiền lương.
- Việc làm.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm).
- An toàn, vệ sinh lao động.
- Người có công.
- Bảo trợ xã hội.
- Trẻ em.
- Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Bình đẳng giới.
- Bảo hiểm xã hội; trừ vụ việc giám định trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội? (Hình từ Internet)
Thời gian giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội tối đa bao nhiêu ngày?
Tại Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động. người có công và xã hội như sau:
Thời hạn giám định tư pháp cho từng loại việc cụ thể trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
1. Thời hạn tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:
a) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư này và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.
b) Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 lĩnh vực trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Theo đó, thời gian tối đa giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như sau:
- Đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH: thời hạn tối đa là 03 tháng.
- Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng:
+ Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.
+ Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 lĩnh vực trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH.
Có bắt buộc phải lập biên bản khi giao, nhận trực tiếp hồ sơ trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội không?
Tại Điều 13 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) như sau:
Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
1. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trình tự, thủ tục tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp thực hiện theo quy định về tiếp nhận văn bản đến của Quy chế văn thư và lưu trữ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi nhận được phân công, xử lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với vụ việc giám định tư pháp, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu lựa chọn để trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc thành lập Hội đồng giám định.
2. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp được gửi đến đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Việc tiếp nhận trưng cầu giám định được thực hiện theo trình tự, thủ tục tiếp nhận văn bản đến của đơn vị.
Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân công giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định.
3. Trường hợp trưng cầu giám định tư pháp gửi trực tiếp đến giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thì giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp.
Theo đó, việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?