Thông tin công cộng qua biên giới vi phạm trên mạng thì xử lý thế nào? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới là gì?
Thông tin liên hệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới bao những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Thông tin và cách thức thông báo
1. Thông tin liên hệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới bao gồm:
a) Tên tổ chức theo đăng ký, tên giao dịch, tên quốc gia đăng ký hoạt động của tổ chức hoặc tên cá nhân cung cấp dịch vụ;
b) Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc địa chỉ thường trú, quốc tịch của cá nhân sở hữu trang thông tin điện tử và địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ;
c) Đầu mối liên hệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và đầu mối liên hệ tại Việt Nam bao gồm: tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ email, điện thoại liên hệ.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau: Gửi báo cáo trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua mạng Internet theo địa chỉ thư điện tử report38@mic.gov.vn.
Như vậy theo quy định trên thông tin liên hệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới bao gồm:
- Tên tổ chức theo đăng ký, tên giao dịch, tên quốc gia đăng ký hoạt động của tổ chức hoặc tên cá nhân cung cấp dịch vụ.
- Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc địa chỉ thường trú, quốc tịch của cá nhân sở hữu trang thông tin điện tử và địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ.
- Đầu mối liên hệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và đầu mối liên hệ tại Việt Nam bao gồm: tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ email, điện thoại liên hệ.
Thông tin công cộng qua biên giới vi phạm trên mạng thì xử lý thế nào? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới? (Hình từ Internet)
Thông tin công cộng qua biên giới vi phạm trên mạng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định thông tin công cộng qua biên giới vi phạm trên mạng thì xử lý như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP để xác định các thông tin vi phạm cần gỡ bỏ hoặc chặn không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập đến.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đề nghị phối hợp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về các thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cần xử lý.
+ Sau khi nhận được đề nghị phối hợp từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian 24 (hai mươi tư) giờ, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới xác định thông tin vi phạm và thực hiện việc xử lý thông tin theo đề nghị.
+ Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gửi thông báo lần 2. Trường hợp 24 giờ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông gửi thông báo lần 2, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn tiếp tục không xử lý thông tin vi phạm theo đề nghị và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
- Khi phát hiện thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, đe dọa đến lợi ích quốc gia Việt Nam thì cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thực thì ngay lập tức các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn thông tin vi phạm không được cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam, đồng thời gửi yêu cầu xử lý thông tin vi phạm theo quy trình được nêu tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT.
Biện pháp chặn kỹ thuật chỉ được gỡ bỏ sau khi các thông tin vi phạm đã được tổ chức, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới như sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ hoặc có lượng truy cập từ người sử dụng tại Việt Nam từ 01 (một) triệu lượt người trở lên trong 01 (một) tháng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Thông báo thông tin liên hệ cho Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT.
+ Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý thông tin vi phạm theo quy trình được quy định tại Điều 5 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?