Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?

Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?

Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?

Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4893/BLÐTBXH-VBÐG năm 2024 như sau:

I. Chủ đề Tháng hành động:

Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

II. Các khẩu hiệu, thông điệp truyền thông:

tt

Nhóm khẩu hiệu, thông điệp truyền thông

Nội dung

1.

Luật pháp, chính sách, chủ trương

1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

2. Đầu tư cho bình đẳng giới là đầu tư cho tương lai.

3. Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.

4. Tăng quyền năng cho phụ nữ là tăng vị thế của quốc gia.

5. Giới tính không quyết định năng lực và trình độ.

6. Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc.

7. Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

8. Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay.

9. Nam, nữ bình quyền, xã hội phát triển.

10. Ưu tiên nguồn lực cho phụ nữ và trẻ em gái.

11. Nâng cao vai trò của phụ nữ giúp hòa bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.


Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

1. Mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối với phụ nữ và trẻ em là vi phạm pháp luật.

2. Mọi hình thức bạo lực đều vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm minh.

3. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.

4. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em.

5. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực.

6. Hãy hành động vì cộng đồng bình đẳng, văn minh, an toàn và không bạo lực.

7. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và người bị xâm hại.

8. Đồng tình với bạo lực là bạn đang cổ xúy cho hành vi sai trái.

9. Không đổ lỗi cho người bị bạo lực.

10. Không phân biệt đối xử và bạo lực trên không gian mạng.

3.

Huy động sự tham gia của nam giới và xã hội

1. Chia sẻ việc nhà, gia đình hạnh phúc.

2. Việc nhà không của riêng ai.

3. Mình là đàn ông, mình không gây bạo lực.

4. Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 như trên.

Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?

Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024? (Hình từ Internet)

Chủ đề và thời gian Tháng hành động năm 2024 là gì?

Căn cứ theo Mục 2, 3 Công văn 4893/BLÐTBXH-VBÐG năm 2024 nêu rõ chủ đề và thời gian Tháng hành động năm 2024 như sau:

Chủ đề Tháng hành động năm 2024

“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Thời gian: từ ngày 15/11/2024 đến ngày 15/12/2024.

Mục đích, yêu cầu khi triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Công văn 4893/BLÐTBXH-VBÐG năm 2024 quy định mục đích, yêu cầu như sau:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, qua đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái, đảm bảo an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về các chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở tất cả các cấp.

- Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và trẻ em. Cung cấp thông tin, nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh đối với phụ nữ và trẻ em.

- Chú trọng công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

- Việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động phải được tiến hành đồng bộ, bảo đảm hiệu quả thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động.

Tháng hành động vì bình đẳng giới
Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề cương báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
Pháp luật
Hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024 và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong lao động là gì? Nếu vi phạm quy định về bình đẳng giới sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nghị định 59/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
Pháp luật
Bình đẳng giới là gì? Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học vì là con gái là hành vi vi phạm pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi này thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tháng hành động vì bình đẳng giới
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
49 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tháng hành động vì bình đẳng giới Bình đẳng giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tháng hành động vì bình đẳng giới Xem toàn bộ văn bản về Bình đẳng giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào