Thời lượng và số tiết học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông năm 2022-2023?
- Thời lượng Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông cho lộ trình 3 năm học lớp 10,11,12 từ năm 2022-2025?
- Các yêu cầu phải đạt được về năng lực đặc thù của từng môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông?
- Thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông nhằm mục tiêu gì?
Thời lượng Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông cho lộ trình 3 năm học lớp 10,11,12 từ năm 2022-2025?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Phần thứ nhất những vấn đề chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định thời lượng giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo lộ trình như sau:
- Thời gian học của mỗi năm học là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.
Thời lượng và số tiết của các môn học thực hiện theo quy định của Chương trình GDPT 2018 cấp THPT.
Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục của Chương trình GDTX cấp THPT và sự lựa chọn của học viên về các môn học lựa chọn, chuyên đề học tập, môn học tự chọn và hoạt động giáo dục tự chọn, các trung tâm GDTX xây dựng các tổ hợp môn học và kế hoạch giáo dục của trung tâm trên cơ sở vừa bảo đảm đáp ứng nguyện vọng của người học, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trung tâm.
Thời lượng và số tiết học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông năm 2022-2023? (Hình từ internet)
Các yêu cầu phải đạt được về năng lực đặc thù của từng môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Phần thứ nhất những vấn đề chung về Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định các yêu cầu phải đạt được về năng lực đặc thù của từng môn học như sau:
Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ của học viên bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học viên mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, môn
Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
Năng lực tính toán
Năng lực tính toán của HV được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức kiến thức toán học;
- Tư duy toán học;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với HV mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Toán.
Năng lực khoa học (Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội)
Năng lực khoa học của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức khoa học;
- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học, trong đó các môn học chủ đạo là: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Chương trình mỗi môn học giúp học viên tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu: năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học, năng lực lịch sử, năng lực địa lí…
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với HV mỗi lớp học được quy định trong chương trình các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ của HV được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức công nghệ;
- Giao tiếp công nghệ;
- Sử dụng công nghệ;
- Đánh giá công nghệ;
- Thiết kế kĩ thuật.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học viên mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ.
Năng lực tin học
Năng lực tin học của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- Hợp tác trong môi trường số.
Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học viên mỗi lớp học được quy định trong chương trình môn Tin học.
Năng lực thẩm mĩ
Năng lực thẩm mĩ của học viên được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;
- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;
- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học viên ở mỗi lớp học được quy định trong Chương trình môn Ngữ văn.
Thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông nhằm mục tiêu gì?
Căn cứ Mục I Phần thứ nhất những vấn đề chung về Chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông của chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định mục tiêu của chương trình như sau:
- Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu để đạt được trình độ giáo dục THPT theo hình thức GDTX, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Mục tiêu chung của Chương trình GDTX cấp THPT nhằm giúp học viên (HV) tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, hoàn thiện học vấn THPT và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, đáp ứng yêu cầu có thể tham gia vào thị trường lao động và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Chương trình GDTX cấp THPT nhằm cụ thể hoá mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp THPT đối với GDTX, giúp HV làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực; phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?