Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao lâu? Việc gia hạn bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào?
Bí mật nhà nước là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao lâu? Việc gia hạn bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, do người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế này xem xét, quyết định và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
Đồng thời quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Theo đó thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn lâu nhất là 30 năm và ít nhà 10 năm. Thời hạn này có thể ngắn hơn do người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước xem xét quyết định.
Việc gia hạn bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về gia hạn bảo vệ bí mật nhà nước bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
3. Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn.
4. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Bên cạnh đó, việc gia hạn bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 như sau:
- Việc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
- Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Quy chế này quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị mình.
- Việc gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do người đứng đầu cơ quan đã được giao chủ trì nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này báo cáo, đề xuất Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định.
Văn phòng Quốc hội hướng dẫn cụ thể quy trình gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại khoản này.
- Bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị sau khi được người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn phải được đóng dấu “GIA HẠN THỜI HẠN BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” lên tài liệu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn phù hợp với vật chứa bí mật nhà nước.
- Chậm nhất là 15 ngày kể từ khi gia hạn, cơ quan, đơn vị đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Trường hợp gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với cơ quan đã được giao chủ trì nội dung ra thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?