Thời gian tổ chức triển lãm Từ Đôrêmon đến Doraemon bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ khi nào?
- Thời gian tổ chức triển lãm Từ Đôrêmon đến Doraemon bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ khi nào?
- Họa sĩ chính của phim hoạt hình được trả nhuận bút theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm của chi phí sản xuất?
- Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền trong trường hợp nào?
Thời gian tổ chức triển lãm Từ Đôrêmon đến Doraemon bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ khi nào?
Ngày 06/8/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du dịch ban hành Quyết định 2123/QĐ-BVHTTDL năm 2024 về việc tổ chức Triển lãm và thảo luận bàn tròn “Từ Đôrêmon đến Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ”.
Theo đó, cho phép Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp Không gian sáng tạo Lân Tinh Foundation tổ chức Triển lãm “Từ Đôrêmon đến Doraemon: 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam”, Thảo luận bàn tròn “Từ Đôrêmon đến Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ” và đón bà Alisa Diane Freedman, Giáo sư Văn hóa đại chúng và Văn học Nhật Bản, Đại học Oregon (Hoa Kỳ) tham dự Thảo luận bàn tròn.
- Thời gian tổ chức Triển lãm: Từ ngày 13/9/2024 đến ngày 22/9/2024.
- Thời gian tổ chức Thảo luận bàn tròn: Ngày 22/9/2024.
- Địa điểm: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (32 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội)
Ngoài ra, tại Điều 2 Quyết định 2123/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có nếu rõ mọi kinh phí do Không gian sáng tạo Lân Tinh Foundation chịu trách nhiệm.
>> Xem chi tiết Quyết định 2123/QĐ-BVHTTDL năm 2024: Tải về
Thời gian tổ chức triển lãm Từ Đôrêmon đến Doraemon bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ khi nào? (Hình ảnh Internet)
Họa sĩ chính của phim hoạt hình được trả nhuận bút theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm của chi phí sản xuất?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh như sau:
Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh phim hoạt hình, không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt như sau:
STT | Chức danh | Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất |
1 | Biên kịch | 3,65 - 4,95 |
2 | Đạo diễn | 3,65 - 4,95 |
3 | Quay phim | 1,80 - 2,50 |
4 | Người dựng phim | 0,33 - 0,53 |
5 | Thiết kế âm thanh | 0,86 - 1,40 |
6 | Nhạc sĩ | 1,30 - 1,80 |
7 | Họa sĩ chính | 2,70 - 3,70 |
8 | Họa sĩ dàn cảnh - diễn xuất | 2,50 - 3,50 |
9 | Họa sĩ trang trí phông | 0,50 - 1,00 |
Theo đó, nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP giải thích.
Như vậy, nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim hoạt hình không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt theo bảng cụ thể nêu trên.
Trong đó, họa sĩ chính của phim hoạt hình được trả nhuận bút 2,70 - 3,70% chi phí sản xuất phim hoạt hình.
Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền như sau:
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;
- Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng;
Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.
Việc sử dụng tác phẩm quy định trên không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Lưu ý: Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp nêu trên không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?