Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ?
- Tiền lương tháng hiện hưởng được tính hưởng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
Trước đó, ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị trong đó có nội dung quy định về chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 khi sắp xếp bộ máy tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Mới đây, ngày 17/01/2025, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP đã quy định cụ thể chính sách nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy. Đồng thời, Thông tư 01/2025/TT-BNV cũng đã có hướng dẫn cụ thể về cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi.
Thông tư 01/2025/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 17/01/2025. Tuy nhiên, chính sách, chế độ quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BNV được tính hưởng kể từ 01/01/2025. Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn:
+ Cách xác định thời điểm và tiền lương tháng để tính hưởng chính sách, chế độ;
+ Cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi;
+ Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã;
+ Cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức, người lao động
+ Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp.
=> Do đó, thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01/2025/TT-BNV sẽ được tính kể từ ngày 01/01/2025.
Lưu ý: Những người đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế trước ngày 01/01/2025 thì không hưởng chính sách, chế độ quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BNV.
Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao? (Hình từ Internet)
Cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ?
Tại Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 như sau:
03 nhóm đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức; - Cán bộ, công chức cấp xã; - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động); |
Nếu đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay:
+ Lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
+ Đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP;
+ Trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Đối với trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
(ii) Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 5 x Số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
(iii) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi |
(2) Đối với trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 0,9 x 60 tháng |
Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 0,45 x 60 tháng |
(ii) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 4 x Số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
(iii) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi |
(3) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên quy định tại điểm (i1).
Tiền lương tháng hiện hưởng được tính hưởng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nêu rõ:
Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang).
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 1/2025/TT-BNV hướng dẫn tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc như sau:
(i) Đối với người hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định
Tiền lương tháng hiện hưởng bao gồm: Mức tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp và các khoản tiền phụ cấp lương (gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu có), cụ thể:
Tiền lương tháng hiện hưởng | = | Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp | x | Mức lương cơ sở | + | Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) | x | Mức lương cơ sở | + | Mức tiền các khoản phụ cấp tính theo lương ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp (nếu có) |
Mức lương cơ sở để tính tiền lương tháng hiện hưởng nêu trên là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm tháng trước liền kề tháng nghỉ việc.
(ii) Đối với người hưởng mức lương bằng tiền theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động thì tiền lương tháng hiện hưởng là mức tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?