Thí sinh được mang theo những vật dụng gì khi dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) ngày 07/4 của Đại học Quốc gia TP.HCM?
Thí sinh được mang theo những vật dụng gì khi dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) ngày 07/4 của Đại học Quốc gia TP.HCM?
Ngày 20 tháng 3 năm 2024, Đại học Quốc gia TP. HCM đã có Quyết định 23/QĐ-HĐTĐGNL 2024 tải quy định đối với thí sinh khi đi thi đánh giá năng lực (ĐGNL).
Ngoài quy định thí sinh cần mang theo đầy đủ các giấy tờ như: Giấy báo dự thi và giấy tờ tùy thân hợp lệ (CMND/CCCD/Hộ chiếu bản chính, còn hạn sử dụng, có thông tin cá nhân trùng khớp với thông tin đăng ký dự thi), thí sinh dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) được phép mang theo những vật dụng sau đây:
- Bút viết, bút chì đen, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính;
- Atlat địa lí Việt Nam (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì);
- Máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu, không có chức năng gửi - nhận thông tin và ghi âm - ghi hình.
Cụ thể, các loại máy tính bỏ túi thông dụng (làm được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt) được mang vào phòng thi gồm:
+ Casio FX-500 MS, FX-570 MS, FX-570ES Plus, FX-570VN Plus, FX-580VN X, FX-880BTG;
+ VinaCal 500MS, 570MS, 570ES Plus, 570ES Plus II, 570EX Plus, 680EX Plus;
+ Catel NT CAVIET NT-570ES Plus II, NT-570ES Plus, NT-500MS, NT-570VN Plus, NT-580EX, NT-570NS, NT-690V X;
+ Thiên Long FX590VN Flexio, FX680VN Flexio;
+ Deli W1710, WD991ES;
+ Eras E370, E371, E372, E379, E380;
+ Vinaplus FX-580VNX PLUS II, FX-580 X, FX-580VN PLUS, FX-570VN PLUS, FX-570MS.
Bên cạnh đó, Quyết định 23/QĐ-HĐTĐGNL 2024 cũng quy định thí sinh không được mang vào phòng thi đánh giá năng lực những vật dụng như: giấy nháp, giấy thi, giấy than, bút xóa, các tài liệu, bút tàng hình, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu phát truyền tin, thiết bị chứa đựng thông tin, các vật dụng không thuộc trường hợp được được phép mang nêu trên, các vật dụng khác có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài và quá trình chấm thi.
Khi vào phòng thi, nếu thí sinh còn mang theo tài liệu, vật dụng không được mang nêu trên, dù chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.
Thí sinh được mang theo những vật dụng gì khi dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) ngày 07/4 của Đại học Quốc gia TP.HCM? (Hình từ Internet)
Khi nào có điểm thi đánh giá năng lực đại học Quốc gia năm 2024?
Theo Cổng thông tin của kỳ thi đánh giá năng lực 2024 đại học Quốc gia TP HCM có công bố những mốc thời gian quan trọng thi đánh giá năng lực đại học Quốc gia năm 2024 như sau:
Kỳ thi ĐGNL đợt 1:
- 22/01/2024: Mở đăng ký dự thi ĐGNL đợt 1;
- 04/3/2024: Kết thúc đăng ký dự thi ĐGNL đợt 1;
- 07/4/2024: Tổ chức thi ĐGNL đợt 1;
- 15/4/2024: Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1.
Kỳ thi ĐGNL đợt 2:
- 16/4/2024: Mở đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2;
- 07/5/2024: Kết thúc đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2;
- 02/6/2024: Tổ chức thi ĐGNL đợt 2;
- 10/6/2024: Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 2.
Như vậy, thời gian công bố điểm thi đánh giá năng lức năm 2024 như sau:
- Ngày 15/4/2024 sẽ có điểm thi đánh giá năng lực đại học Quốc gia năm 2024 đợt 1
- Ngày 10/6/2024 sẽ có điểm thi đánh giá năng lực đại học Quốc gia năm 2024 đợt 2
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên bao gồm:
- Công bằng đối với thí sinh
- Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Minh bạch đối với xã hội
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?