Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP người điều khiển xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường sẽ bị phạt tiền ở mức nào?
Người điều khiển xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường sẽ bị phạt tiền ở mức nào?
Theo điểm a khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm c, điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe tô tô có hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
- Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Sử dụng điện thoại (Hình từ Internet)
Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô có bị phạt không?
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông.
Đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, người điều khiển xe sử dụng tai nghe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng được quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nghị định 100/2019 không có quy định xử phạt đối với người điều khiển ô tô sử dụng tai nghe hay thiết bị âm thanh. Vì vậy, sử dụng tai nghe khi điều khiển ô tô không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT:
- Tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
- Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
Loại xe | Tốc độ tối đa (km/h) | Tốc độ tối đa (km/h) |
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới | Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. | 60 | 50 |
- Tốc độ tối đa của xe ô tô trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?