Thế nào là vô ý phạm tội? Phân biệt vô ý phạm tội và cố ý phạm tội theo Bộ luật Hình sự 2015 như thế nào?
Thế nào là vô ý phạm tội?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Theo đó, vô ý phạm tội được xác định là theo 02 trường hợp sau:
- Người phạm tội thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hại nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc nếu có xảy ra vẫn có thể ngăn chặn được;
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hại mà dù xét về nhiều góc độ người phạm tội phải thấy trước, có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Thế nào là vô ý phạm tội? Phân biệt vô ý phạm tội và cố ý phạm tội theo Bộ luật Hình sự 2015?
Thế nào là cố ý phạm tội?
Tại Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cố ý phạm tội như sau:
Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, có thể hiểu cố ý phạm tội là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn để mặc hoặc mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Phân biệt vô ý phạm tội và cố ý phạm tội theo Bộ luật Hình sự 2015?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, việc phân biệt vô ý phạm tội và cố ý phạm tội được thực hiện như sau:
Tiêu chí | Vô ý phạm tội | Cố ý phạm tội |
Về nhận thức | Người phạm tội thấy trước hành vi nguy hiểm nhưng cho rằng nó không xảy ra; có thể ngăn được hoặc không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội | Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội |
Về ý chí của chủ thể | Không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng nghĩ rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được | Để mặc hoặc mong muốn hậu quả xảy ra |
Phân loại | - Vô ý vì quá tự tin; - Vô ý do cẩu thả. | - Cố ý trực tiếp; - Cố ý gián tiếp. |
Ví dụ | Người đang sửa điện nhưng A lại mở cầu dao vì nghĩ là đã sửa xong -> Làm người sửa điện bị điện giật... | - Người lái xe biết rằng vượt đèn đỏ là sai nhưng vẫn cố ý vượt đèn đỏ và gây tai nạn; - A mẫu thuẩn và xô xác với B, cố tình đâm B vì muốn giết B... |
Nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Nguyên tắc xử lý
1. Đối với người phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
Như vậy, hiện nay, nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội được thực hiện theo nội dung quy định trích dẫn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?