Thay thế sổ hộ khẩu bằng giấy tờ nào khi thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã từ ngày 01/01/2023?
- Việc thành lập mới Quỹ hợp tác xã địa phương theo mô hình hợp tác xã phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Bỏ sổ hộ khẩu thì việc thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã sẽ ảnh hưởng như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã như thế nào?
Việc thành lập mới Quỹ hợp tác xã địa phương theo mô hình hợp tác xã phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 45/2021/NĐ-CP quy định điều kiện chung thành lập mới Quỹ hợp tác xã địa phương bao gồm:
- Có Đề án thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Nghị định này. Đề án phải bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này;
- Có vốn điều lệ tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ hợp tác xã là 20 tỷ đồng;
- Có Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hợp tác xã địa phương đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Nghị định này, phù hợp với quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Thay thế sổ hộ khẩu bằng giấy tờ nào khi thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã từ ngày 01/01/2023?
Bỏ sổ hộ khẩu thì việc thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Hiện hành, sổ hộ khẩu là một trong những tài liệu cần có cho Đề án thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 45/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Thành lập mới Quỹ hợp tác xã địa phương
...
3. Nội dung cơ bản của Đề án thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương gồm:
a) Sự cần thiết của việc thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương; tác động của việc thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tính khả thi của việc thành lập và hoạt động;
b) Tên Quỹ hợp tác xã địa phương, địa bàn hoạt động, địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính, vốn điều lệ khi thành lập, nguồn hình thành vốn điều lệ, nội dung hoạt động phù hợp với quy định tại Nghị định này;
c) Mô hình hoạt động của Quỹ hợp tác xã địa phương theo quy định tại Điều 16 Nghị định này và thuyết minh cụ thể lý do lựa chọn mô hình hoạt động của Quỹ, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương;
d) Thuyết minh cụ thể về dự kiến cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động của Quỹ hợp tác xã địa phương theo quy định tại Nghị định này, bao gồm: Cơ cấu tổ chức; quy trình các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ hợp tác xã địa phương; quy định về quản lý rủi ro, trong đó nêu rõ các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, phương thức và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các loại rủi ro này; dự kiến hệ thống công nghệ thông tin để quản lý hoạt động của Quỹ;
đ) Phương án tài chính và hoạt động của Quỹ hợp tác xã địa phương dự kiến trong vòng 05 năm sau khi thành lập, gồm: Phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ, thuyết minh cụ thể về cơ cấu nguồn vốn hoạt động (bao gồm: vốn điều lệ, nguồn hình thành vốn điều lệ, vốn huy động và vốn khác; hiệu quả hoạt động dự kiến của Quỹ hợp tác xã địa phương để chứng minh tính khả thi của việc thành lập;
e) Danh sách các thành viên dự kiến là người quản lý Quỹ hợp tác xã địa phương và tài liệu chứng minh năng lực đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý quy định tại Nghị định này;
g) Trường hợp Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã phải bổ sung thêm:
- Danh sách các thành viên dự kiến tham gia góp vốn thành lập Quỹ, có chữ ký xác nhận của các thành viên, bao gồm các nội dung sau: Họ và tên (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện hộ gia đình), tên và địa chỉ đặt trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân), số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân), số sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình) và số Giấy đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân), số tiền tham gia góp vốn và tỷ lệ vốn góp của từng thành viên;
- Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã của các giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình) còn hiệu lực, sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân);
- Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn; văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn.
Tuy nhiên, ngày 01/01/2023 là thời điểm chính thức bỏ sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020. Theo đó, khoản 3 Điều 13 Nghị Định 104/2022/NĐ-CP nêu rõ việc bãi bỏ sử dụng sổ hộ khẩu đối với tài liệu liên quan đến Đề án thành lập Quỹ hợp tác xã địa phương theo mô hình hợp tác xã.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2023, thông tin trên sổ hộ khẩu trong trường hợp thành lập mới Quỹ hợp tác xã được sử dụng bằng các phương thức theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip;
- Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp không thể sử dụng các phương thức trên thì công dân được sử dụng bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú, bao gồm:
+ Thẻ Căn cước công dân
+ Chứng minh nhân dân
+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú
+ Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cơ cấu tổ chức của Quỹ hợp tác xã địa phương hoạt động theo mô hình hợp tác xã như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 45/2021/NĐ-CP về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Quỹ gồm:
- Đại hội thành viên;
- Hội đồng quản trị;
- Kiểm soát viên;
- Ban điều hành gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc Quỹ, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?