Thay đổi mới nhất về phạm vi điều chỉnh nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước là gì?
- Phạm vi điều chỉnh áp dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước theo quy định cũ là như thế nào?
- Phạm vi điều chỉnh áp dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước theo Thông tư 23/2022/TT-BTC được điều chỉnh như thế nào?
- Nguyên tắc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ quy định tại Thông tư 23/2022/TT-BTC là như thế nào?
Phạm vi điều chỉnh áp dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước theo quy định cũ là như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 225/2010/TT-BTC quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thì đối tượng áp dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước gồm:
- Các tổ chức thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam, bao gồm các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là các Bộ); Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.
- Các hội có tính chất đặc thù được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí và điều kiện hoạt động, theo quy định tại Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.
- Các hội khác (ngoài các hội có tính chất đặc thù nêu tại điểm c khoản 3 trên) do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, tự đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước, là các đối tượng tiếp nhận viện trợ nước ngoài quy định tại Thông tư số 109/2007/TT-BTC ngày 10/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài không thuộc nguồn thu NSNN.
Phạm vi điều chỉnh áp dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
Phạm vi điều chỉnh áp dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước theo Thông tư 23/2022/TT-BTC được điều chỉnh như thế nào?
Theo Điều 1 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định về hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thì phạm vi điều chỉnh áp dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Viện trợ hỗ trợ ngân sách cho ngân sách trung ương hoặc cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).
- Viện trợ độc lập hoặc viện trợ kèm theo khoản vay cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (bao gồm cả nhiệm vụ chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh), hoặc viện trợ trực tiếp cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.
- Viện trợ phi dự án để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm cả chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh, hoặc trực tiếp hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.
Theo đó, tại Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định phạm vi điều chỉnh áp dụng nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước bao quát hơn quy định tại Thông tư 225/2010/TT-BTC.
Nguyên tắc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ quy định tại Thông tư 23/2022/TT-BTC là như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định nguyên tắc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ
1. Mọi khoản viện trợ đều phải được phân loại, quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ (chương trình, dự án hoặc phi dự án); tính chất khoản chi ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư, phát triển hoặc chi khác của NSNN), phương thức tổ chức thực hiện (bên tài trợ nước ngoài trực tiếp, hoặc ủy thác một tổ chức khác thực hiện hoặc chủ chương trình, chủ dự án bên Việt Nam thực hiện).
2. Vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời; quyết toán theo quy định về quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi của chương trình, dự án, khoản viện trợ.
3. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi NSNN sát khả năng thực hiện trong năm để tiếp nhận, thực hiện, hạch toán, quyết toán thu chi NSNN đối với khoản viện trợ theo quy định tại Thông tư này; kịp thời đề xuất bố trí dự toán bổ sung trong trường hợp phát sinh nhu cầu thu, chi viện trợ đột xuất; chỉ tiếp nhận vốn viện trợ khi có nhu cầu, khả năng sử dụng.
4. Việc xử lý dự toán thu, chi các khoản viện trợ cuối năm được thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý NSNN.
5. Mọi khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án phía Việt Nam trực tiếp quản lý, thực hiện:
a) Được chuyển vào một tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại ngay khi tiếp nhận; được theo dõi, hạch toán, quyết toán riêng theo từng khoản viện trợ cụ thể.
b) Không chuyển vốn viện trợ cho chương trình, dự án cụ thể vào tài khoản cá nhân, thuê, mượn hoặc tài khoản chung của cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận. Không mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận vốn viện trợ, trừ trường hợp có yêu cầu theo quy định pháp luật của bên tài trợ và được quy định tại Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ.
6. Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN.
7. Việc hạch toán vào ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình, dự án, phi dự án; dự toán được cấp có thẩm quyền giao và hồ sơ thanh toán theo quy định.
8. Đối với các khoản viện trợ do bên tài trợ cung cấp theo hình thức hàng hóa, hiện vật, công trình bao gồm khoản viện trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, theo dõi, phân bổ, phối hợp với nhà tài trợ để xác định giá trị khoản hiện vật được viện trợ cho bên Việt Nam và thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN, quyết toán theo quy định."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?