Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ gì? Cơ cấu tổ chức bao gồm những chức danh nào?
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc cơ quan nào?
Ngày 10 tháng 6 năm 2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 về "Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao"
Vị trí của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại Điều 2 Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 như sau:
Vị trí
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị cấp vụ thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có con dấu riêng.
Như vậy, theo quy định trên thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị cấp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ gì? Cơ cấu tổ chức bao gồm những chức danh nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ gì?
Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại Điều 3 Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, có các nhiệm vụ sau đây:
1. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Thanh tra đối với:
- Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ và tương đương trở xuống, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Các trường hợp khác theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Quy chế này;
d) Thực hiện quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân; thanh tra việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân; phối hợp nghiên cứu, xây dựng các đề án, văn bản về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân;
đ) Tổ chức triển khai các quy định của Đảng, Nhà nước và Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
2. Tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn theo Quy định về tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn ngoài lĩnh vực hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, các kiến nghị do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu ban hành.
4. Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nội vụ đối với cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới (khi cần thiết).
5. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao.
Như vậy, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Cơ cấu tổ chức Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm những chức danh nào?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 185/QĐ-VKSTC năm 2024, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định:
Cơ cấu tổ chức
1. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác. Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Chánh Thanh tra) là Kiểm sát viên cao cấp hoặc tương đương trở lên.
2. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 phòng, gồm:
a) Phòng Tham mưu, tổng hợp (Phòng 1);
b) Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2);
c) Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3);
d) Phòng Thanh tra công tác tài chính, đầu tư (Phòng 4);
đ) Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng 5);
e) Phòng Theo dõi, kiểm tra sau thanh tra (Phòng 6).
Việc đổi tên, thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
3. Biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế công chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Do đó, các chức danh trong Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các ngạch và các công chức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?