Thanh tra chuyên ngành hoạt động theo những nguyên tắc nào? Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện thanh tra chuyên ngành?
Hoạt động thanh tra chuyên ngành bao gồm những chủ thể nào?
Căn cứ theo Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, Điều 2 Nghị định 07/2012/NĐ-CP xác định các đối tượng trong hoạt động thanh tra chuyên ngành bao gồm:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở;
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
- Đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Thanh tra chuyên ngành hoạt động theo những nguyên tắc nào? Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện thanh tra chuyên ngành? (Hình từ Internet)
Thanh tra chuyên ngành hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, các nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành bao gồm:
Nguyên tắc tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành
1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do Đoàn thanh tra chuyên ngành, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.
2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, theo Điều 4 Luật Thanh tra 2022, hoạt động thanh tra cần tuân thủ 03 nguyên tắc sau:
- Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác;
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.
Như vậy, khi thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, cá nhân, tổ chức, cơ quan cần tuân thủ theo những nguyên tắc chung và riêng nêu trên.
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thực hiện thanh tra chuyên ngành?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 5 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, các hành vi bị nghiêm cấm được xác định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 của Luật Thanh tra.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải báo cáo từ chối và không được tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của mình trực tiếp là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Dẫn chiếu đến Điều 13 Luật Thanh tra 2010, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra;
- Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao;
- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
- Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức;
- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra;
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo các nội dung nêu trên thì hiện nay có tổng cộng 09 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm gì khi thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành?
Tại Điều 4 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý được quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra chuyên ngành; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị quyết định thanh tra chuyên ngành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có 03 trách nhiệm chủ yếu trong hoạt động thanh tra chuyên ngành như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra chuyên ngành;
- Xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị quyết định thanh tra chuyên ngành;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Từ ngày 01/07/2023, Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?