Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
- Thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm những gì?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính là gì?
Thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Thủ tục hành chính ban hành kèm Quyết định 507/QĐ-BNV năm 2023 quy định thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ quan chủ trì (Bộ Nội vụ, UBND cấp tỉnh) xây dựng Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Bước 2: Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nếu có trên năm mươi phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính, có liên quan để lấy ý kiến.
- Bước 3: Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có liên quan thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo trình tự từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh.
- Bước 4: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp huyện; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và cấp có thẩm quyền quyết định.
- Bước 5: Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; Thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cách thức thực hiện:
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Trực tuyến;
- Trực tiếp.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thực hiện theo thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Thủ tục hành chính ban hành kèm Quyết định 507/QĐ-BNV năm 2023 quy định hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm:
- Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Các hồ sơ, tài liệu, bảng biểu, bản đồ có liên quan khác.
Số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính: 01 bộ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 Thủ tục hành chính ban hành kèm Quyết định 507/QĐ-BNV năm 2023 quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
- Khuyến khích việc nhập các đơn vị hành chính cùng cấp. Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền;
+ Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
+ Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
+ Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
- Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
+ Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
+ Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?