Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?

Tôi có câu hỏi mong được hỗ trợ giải đáp thắc mắc về thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển theo quy định của pháp luật hiện hành? Mong sớm được ban tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn nhiều lắm!

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP?

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định về thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển cụ thể như sau:

Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6, Mục 7 Chương II Nghị định này:

- Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 3.700.000 đồng.

- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Điểm b Khoản 7 Điều 27, Khoản 4 Điều 28, Khoản 3 Điều 29 của Mục 6 Chương II Nghị định này.

- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định này.

- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định này.

- Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định này.

- Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định này.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển theo quy định của pháp luật hiện hành?

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP

Căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điểm tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 42 Nghị định 120/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 42 như sau: Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Sửa đổi, bổ sung điểm c, điểm d khoản 4 Điều 42 như sau:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm c, điểm d khoản 5 Điều 42 như sau:

Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 45.000.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm c, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 42 như sau:

Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và điểm d khoản 7 Điều 42 như sau:

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP?

Dựa vào Điều 42 Nghị định 120/2013/NĐ-CPkhoản 36 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển được hoàn thiện như sau:

Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 6, Mục 7 Chương II Nghị định này:

- Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 3.700.000 đồng.

- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 22.500.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 45.000.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm o khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

- Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm o và điểm p khoản 1 Điều 2b Nghị định này.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Cảnh sát biển Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cảnh sát biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển
Pháp luật
04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển của Việt Nam? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các Bộ Tư lệnh?
Pháp luật
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền theo quy định không?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Pháp luật
Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam là ai? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên?
Pháp luật
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển
2,167 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào