Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?
- Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?
- Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là gì?
- Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?
Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?
Căn cứ tại Điều 89 Luật Hải quan 2014 quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:
- Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan; phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan.
Lưu ý: Khi tiến hành kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ việc kiểm tra, điều tra, xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh mở bưu phẩm, hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng hóa đó có tài liệu, hàng hóa liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Sử dụng cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa; sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
- Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan phối hợp, thực hiện các hoạt động kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là gì?
Căn cứ tại Điều 87 Luật Hải quan 2014 quy định trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cơ quan Hải quan có nhiệm vụ như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?
Căn cứ tại Điều 90 Luật Hải quan 2014 quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:
- Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm.
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
- Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?