Tham gia giao thông trong hầm đường bộ phải tuân thủ điều gì? Người tham gia giao thông gồm những ai?
Người tham gia giao thông gồm những ai? Người điều khiển phương tiện là ai?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có định nghĩa về "người tham gia giao thông" như sau:
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Như vậy, người tham gia giao thông bao gồm gồm
- Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
- Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
- Người đi bộ trên đường bộ.
Về người điều khiển phương tiện, căn cứ theo khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, người điều khiển phương tiện gồm: Người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Tham gia giao thông trong hầm đường bộ phải tuân thủ điều gì? Người tham gia giao thông gồm những ai? (Hình từ Internet)
Tham gia giao thông trong hầm đường bộ phải tuân thủ điều gì?
Căn cứ Điều 27 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giao thông trong hầm đường bộ như sau:
Giao thông trong hầm đường bộ
Người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
2. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
Theo đó, tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Như vậy, người điều khiển phương tiện trong hầm đường bộ ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông nêu trên, còn phải thực hiện các quy định sau đây:
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu;
- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy cần tuân thủ điều gì?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau::
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Như vậy, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy cần tuân thủ các quy định nêu trên để tránh thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?