Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại UBND cấp tỉnh như thế nào?
Thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại UBND tỉnh ra sao?
Thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại UBND tỉnh hiện nay được thực hiện theo tiểu mục 2 Mục 2 Phần B Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019.
Cụ thể như sau:
- Trình tự thực hiện
+ Nhà đầu tư được giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, gửi UBND cấp tỉnh;
+ Đơn vị được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ UBND cấp tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại cơ quan của đơn vị thẩm định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bằng văn bản.
- Thời hạn giải quyết:
Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi gồm:
+ Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;
+ Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;
+ Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ngày.
- Cơ quan thực hiện:
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không thuộc trường hợp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
- Lệ phí: không có.
Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại UBND cấp tỉnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Phần B Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019.
Hồ sơ thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại UBND tỉnh bao gồm: Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư chuẩn bị và Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi do tổ chức, đơn vị được giao thẩm định trình.
Cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ nhà đầu tư gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi;
(2) Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan, tổ chức thẩm định gồm:
- Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án nhóm C); báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công;
- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP có những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2021/BĐ-CP có đề cập về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP như sau:
Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật PPP và Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP bao gồm:
- Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
- Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
- Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;
- Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có);
- Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;
- Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
- Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?