Mẫu phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học dành cho sinh viên đại học là mẫu nào?
Mẫu phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học dành cho sinh viên đại học là mẫu nào?
Hiện nay theo quy định tại Luật Giáo dục đại học 2012 và các văn bản có liên quan khác không có quy định về Mẫu phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học dành cho sinh viên đại học.
Tuy nhiên, có thể tham khảo qua mẫu phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học dành cho sinh viên đại học dưới đây:
Tải về Mẫu phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học dành cho sinh viên đại học hiện nay tại đây. Tải về
Mẫu phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học dành cho sinh viên đại học là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên đại học thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
...
Theo đó, giảng viên đại học được hiểu là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật Giáo dục đại học 2012, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Cùng với đó, căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định như sau:
Theo đó, nhiệm vụ và quyền của giảng viên đại học được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.
(2) Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
(3) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
(4) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.
(5) Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
(6) Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.
(7) Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.
(8) Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
(9) Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục đại học được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định như sau:
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
...
4. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại học;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục đại học hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục đại học giải trình với chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo;
d) Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo; cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
5. Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.
6. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học;
b) Chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Như vậy, nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục đại học được pháp luật quy định như sau:
- Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
- Trung thực, công khai, minh bạch;
- Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thư mời thầy Hiệu trưởng dự liên hoan lớp tổng kết năm học? Quy trình tuyển sinh lớp 6 được thực hiện như thế nào?
- Mẫu biên bản tổng kết lớp năm học 2024 2025? Tải mẫu biên bản tổng kết lớp năm học 2024 2025 ở đâu?
- Chính thức 19 phương thức xét tuyển đại học 2025 theo Công văn 2457? Mã phương thức xét tuyển là gì?
- Không được thanh tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm theo Nghị quyết 198? Nguyên tắc thanh tra ra sao?
- Vì sao có mưa đá? Dấu hiệu sắp có mưa đá là gì? Chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do mưa đá gây ra?