TCXDVN 5747:1993 về phân loại đất xây dựng? Nguyên tắc phân loại đất xây dựng gồm những nội dung gì?
Quy định chung về TCXDVN 5747:1993 về phân loại đất xây dựng?
Tiêu chuẩn TCXDVN 5747:1993 (Tiêu chuẩn “Đất xây dựng - Phân loại”) được áp dụng cho xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các lĩnh vực sử dụng đất với mục đích xây dựng công trình.Tuy nhiên, đối với từng ngành có thể xây dựng những tiêu chuẩn riêng cho phù hợp với những đặc điểm riêng của mình.
- Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các loại đất có thể làm nền, môi trường để phân bố công trình, hoặc vật liệu để xây dựng công trình.
- Tiêu chuẩn được dùng để sắp xếp đất xây dựng thành những nhóm có tính chất tương tự, nhằm định hướng các vấn đề và đặc tính của đất cần phải nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn này chưa hề đề cập đến đá và các loại đất đặc biệt; cũng chưa hề đề cập đến việc phân loại đất theo các thí nghiệm hiện trường như xuyên tĩnh, xuyên động, cắt cánh, v.v… Phân loại đất theo các thí nghiệm kể trên được nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng. Phân loại đá và các đất đặc biệt sẽ được soạn thảo và ban hành sau.
TCXDVN 5747:1993 về phân loại đất xây dựng? Nguyên tắc phân loại đất xây dựng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phân loại đất xây dựng gồm những nội dung gì?
Căn cứ Mục 2 Tiêu chuẩn TCXDVN 5747:1993 như sau:
Nguyên tắc phân loại
2.1. Hệ phân loại nêu trong Tiêu chuẩn này dựa trên thành phần hạt của đất. Trình tự phân loại được thực hiện lần lượt như sau:
- Dựa trên thành phần kích thước hạt chiếm ưu thế trong đất để phân chia nó thành hai nhóm lớn là hạt khô và hạt mịn;
- Dựa trên hàm lượng các hạt để phân chia nhóm đất hạt khô thành các phụ nhóm;
- Dựa trên các trị giới hạn chảy, giới hạn dẻo, chỉ số dẻo để phân chia nhóm đất hạt mịn thành các phụ nhóm.
2.2. Các thuật ngữ và kí hiệu tên đất, thành phần trạng thái được dùng thống nhất theo quy ước quốc tế.
Như vậy, việc phân loại đất xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.
Việc phân loại đất hạt thô được thực hiện thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn TCXDVN 5747:1993 như sau:
Phân loại đất hạt thô
3.2.1. Các đất hạt thô được phân loại từ các kết quả thí nghiệm phân tích hạt trong phòng thí nghiệm.
Mỗi phụ nhóm trong đất hạt thô được kí hiệu bằng hai chữ cái. Chữ đầu tiên mô tả tên của loại đất, chữ sau mô tả đặc tính của đất. ý nghĩa của các nhóm chữ được biểu hiện như sau;
a. Đất sỏi sạn: đất, gồm phần lớn là các hạt sỏi sạn, được kí hiệu bằng chữ G.
b. Đất cát: đất, gồm phần lớn là các hạt cát, được kí hiệu bằng chữ S.
Đất cuội sỏi và đất cát được chia thành 4 phụ nhóm: (xem các bảng 3.1 và 3.2)
1. Đất chứa ít hoặc không chứa hạt mịn, không có loại hạt nào chiếm ưu thế về hàm lượng; cấp phối tốt, được kí hiệu bằng chữ W. Kết hợp với hai chữ cái của tên đất, có GW và SW;
2. Đất chứa ít hoặc không chứa hạt mịn, có một loại hạt chiếm ưu thế về hàm lượng; cấp phối kém, được kí hiệu bằng chữ P. Kết hợp với các chữ của tên đất có GP và SP.
3. Đất hạt thô có chứa một lượng đáng kể hạt mịn, (chủ yếu là hạt bụi) không có tính dẻo, được kí hiệu bằng chữ M. Kết hợp với chứ cái của tên đất có GM và SM
4. Đất hạt thô có một lượng đáng kể hạt sét được kí hiệu bằng chữ C. Kết hợp với các chữ cái tên đất, có GC và SC.
3.2.1.1. Nhóm đất GW và SW thuộc loại đất hạt thô có cấp phối tốt, các giá trị của Cu > 4 và Cc = 1 - 3
Hàm lượng hạt mịn chiếm ít hơn 5% tổng trong lượng đất.3.2.1.2.
3.2.1.2. Nhóm đất GP và SP là các loại đất trong đó có một loại hạt chiếm ưu thế về hàm lượng, thiếu các loại hạt có kích thước khác. Các nhóm đất này có Cu < 4 và Cc = 1- 3, hàm lượng hạt mịn có ít hơn 5%. Tổng trọng lượng đất.
3.2.1.3. Nhóm đất GM và SM là các loại đất có chứa căc hạt mịn. Hàm lượng hạt mịn chiếm hơn 12% tổng trọng lượng đất.
3.2.1.4. Nhóm GC và SC có hàm lượng hạt mịn chiếm hơn 12% tổng trọng lượng đất. Các hạt mịn có tính dẻo thay đổi từ trung bình đến rất dẻo. Chỉ số dẻo của phần hạt mịn > 7.
3.2.1.5. Đối với đất hạt thô có lượng hạt mịn chiếm từ 5% đến 12%, để phân loại có thể sử dụng kí hiệu kép: Thí dụ: GP - GC chỉ ra rằng đây là một loại sỏi sạn có cấp phối kém, có chứa từ 5 đến 12% các hạt sét.
3.2.1.6. Đối với đất hạt thô không thuộc hẳn nhóm nào, cũng cần phải sử dụng kí hiệu kép Ví dụ: GW - SW, có nghĩa đây là loại sỏi, sạn - cát có cấp phối tốt, hàm lượng hạt mịn chiếm ít hơn 5% tổng trọng lượng đất; trọng lượng của sỏi sạn và cát là như nhau.
3.2.2. Bảng 3.1 mô tả cách phân loại đất hạt thô, điều kiện nhận biết các nhóm đất.
3.2.3. Các đất hạt thô được phân loại nhanh ở hiện trường, theo mô tả trong bảng 3.2, dựa trên cách nhận dạng các hạt đất ở hiện trường bằng mắt và kinh nghiệm.
Như vậy, việc phân loại đất hạt thô được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?