TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao?
- Cách phân loại dải phân cách theo cấu tạo và chức năng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 ra sao?
- Cách phân loại lan can phòng hộ theo cấu tạo và chức năng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao?
Ngày 15 tháng 11 năm 2019, Bộ khoa học và công nghệ vừa ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng kèm theo Quyết định 3443/QĐ-BKHCN năm 2019
Theo đó, tại Mục 1, 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng có nêu rõ phạm vi điều chỉnh và tài liệu viện dẫn như sau:
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định kích thước và hình dạng của dải phân cách và lan can phòng hộ, lắp đặt cố định hoặc tạm thời trên đường bộ.
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi 3 năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bổ sung, sửa đổi (nếu có).
TCVN 11823-13: 2017 Thiết kế cầu đường bộ - Phần 13: Lan can
Cách phân loại dải phân cách theo cấu tạo và chức năng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 ra sao?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng có nêu rõ cách phân loại dải phân cách như sau:
- Phân loại theo vị trí lắp đặt
+ Dải phân cách giữa
Dải phân cách giữa đặt ở tim đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy.
+ Dải phân cách bên
Dải phân cách bên chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
- Phân loại theo cấu tạo
+ Dải phân cách cố định
Dải phân cách cố định lắp cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và phải được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng).
Ngoài ra, dải phân cách cố định còn có các dạng sau:
++ Dải phân cách cố định có dạng bó vỉa, bên trong đổ đất trồng cây hoặc sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;
++ Dải phân cách cố định có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm.
+ Dải phân cách di động
Dải phân cách di động có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước hoặc các cột (trụ) bê tông kết hợp ống thép.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng ra sao? (Hình từ Internet)
Cách phân loại lan can phòng hộ theo cấu tạo và chức năng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 thế nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12681:2019 về Trang thiết bị an toàn giao thông đường bộ - Dải phân cách và lan can phòng hộ - Kích thước và hình dạng có nêu rõ cách phân loại lan can phòng hộ như sau:
Phân loại theo vị trí lắp đặt
+ Lan can phòng hộ trên cầu
Lan can phòng hộ trên cầu được bố trí dọc theo các mép kết cấu để bảo vệ cho xe và người đi bộ. Đường dành cho người đi bộ có thể tách dời khỏi đường xe chạy kề bên bởi gờ bó vỉa, lan can đường ô tô hoặc lan can dùng kết hợp. Trên các đường cấp cao nội đô tốc độ lớn, có bố trí đường người đi bộ, vùng đường người đi bộ cần được tách ra khỏi đường xe chạy kề bên bằng lan can đường ô tô hoặc lan can có công năng kết hợp. Lan can đường đầu cầu nên bố trí nơi bắt đầu của tất cả lan can cầu tốc độ cao trong vùng ngoài thành phố.
Hệ thống lan can đường đầu cầu nên bao gồm một đoạn chuyển tiếp từ hệ thống rào chắn phòng hộ tới hệ thống lan can cầu cứng có khả năng chịu lực ngang do xe mất điều khiển. Hệ thống tường hộ lan đầu cầu phải có đầu mút đủ an toàn khi va chạm. Việc tính toán thiết kế phải tuân theo các qui định trong TCVN 11823-13:2017.
+ Lan can phòng hộ hai bên đường
Lan can phòng hộ hai bên đường là loại được lắp đặt tại phần lề đường nhằm ngăn cản các phương tiện mất lái văng ra khỏi đường, hoặc đâm vào hệ thống các công trình hai bên đường. Hệ thống móng của lan can phòng hộ thường được chôn trong đất.
Phân loại theo độ cứng
+ Lan can phòng hộ cứng
Lan can phòng hộ cứng là loại công trình phòng hộ băng bê tông cốt thép hoặc kết cấu có độ cứng tương tự. Loại này được áp dụng trên các cầu, đường có tốc độ cao, đường có nhiều xe tải, xe buýt.
+ Lan can phòng hộ nửa cứng
Lan can phòng hộ nửa cứng là loại phòng hộ bằng tôn lượn sóng gồm một hoặc hai hàng được lắp đặt song song với mặt đường bằng cột thép gắn xuống đường; mép trên của tôn sóng phải cao hơn đỉnh cột.
+ Lan can phòng hộ mềm
Lan can phòng hội mềm là loại phòng hộ dạng dây cáp treo và được căng trước lên các hệ đầu cột gắn xuống đường
Lan can phòng hộ mềm có cấu tạo bao gồm hệ thống các cột đầu 1, cột trung gian 5, giá đỡ cáp 4, dây cáp 3, và chốt neo 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?