Tạo nhân thân giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều người bị xử phạt như thế nào? Làm gì khi bị lừa đảo tài sản?

Cho hỏi hành vi tạo nhân thân giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều người bị xử lý hình sự như thế nào? Làm gì khi bị lừa đảo tài sản? - Câu hỏi của chị Thúy tại Hà Nội.

Tạo nhân thân giả có bị xử lý như thế nào?

Về việc tạo nhân thân giả, nếu việc tạo nhân thân giả không nhằm mục đích xấu, không xâm phạm đến quyền nhân thân, quyền tài sản của bất kỳ ai và chưa có các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thì hiện nay các quy định của pháp luật không đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi làm giả giấy tờ, mạo danh người khác.

+ Người có hành vi mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Người có hành vi mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Người có Hành vi làm giả giấy tờ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Tạo nhân thân giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều người bị xử phạt như thế nào? Làm gì khi bị lừa đảo tài sản?

Tạo nhân thân giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhiều người bị xử phạt như thế nào? Làm gì khi bị lừa đảo tài sản? (Hình từ Internet)

Tạo nhân thân giả, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người có bị tử hình không?

Về khung hình phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi có thể chịu bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, với trường hợp hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ nhân đôi căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trường hợp đủ cấu thành tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các khung hình phạt sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Như vậy, căn cứ áp dụng hình phạt đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không có căn cứ số người bị lừa mà căn cứ chính vào trị giá tài sản. Khung hình phạt cao nhất áp dụng cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tù chung thân mà không áp dụng hình phạt tử hình đối với loại tội phạm này.

Làm gì khi bị lừa đảo tài sản?

Khi bị lừa đảo, người dân cần trình báo hoặc làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Căn cứ khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan này có thể là:

Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
...
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Theo đó, người dân có thể đến cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án tại địa phương để tố cáo hành vi lừa đảo của người khác. Người tố cáo cũng cần chuẩn bị chứng cứ, chứng minh thiệt hại, hành vi phạm tội của người khác.


Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi gọi điện thoại nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hiện nay, có thể tố giác tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng trên ứng dụng VNeID chưa?
Pháp luật
Lừa đảo hay thật việc luật sư thu hồi tiền bị treo trên app vay cho nạn nhân? Quyền và nghĩa vụ của Luật sư là gì?
Pháp luật
Trình báo công an khi bị “scam vé” qua đường dây nóng? Hồ sơ tố cáo gồm những tài liệu gì và ở đâu?
Pháp luật
Hotline trình báo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì? Hồ sơ tố cáo lừa đảo bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng? Nhận diện và phòng chống 24 hình thức lừa đảo trực tuyến?
Pháp luật
Những chiêu trò lừa đảo trên mạng và chế tài xử lý đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác?
Pháp luật
Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đi đâu trình báo? Cần mang theo những bằng chứng gì và sử dụng những nguồn bằng chứng nào mới đúng quy định pháp luật?
Pháp luật
Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3,413 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào