Tài xế xe giường nằm cần giấy phép lái xe hạng mấy? Bằng nào được lái xe nào theo quy định hiện nay?
Tài xế xe giường nằm cần bằng lái xe hạng mấy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
...
13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khoản 10 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
...
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Hiện nay, xe giường nằm thường sẽ dao động từ 20 - 40 chỗ ngồi, do đó, tùy vào số lượng chỗ ngồi trên xe mà tài xế sẽ cần phải có các hạng bằng lái xe tương ứng. Cụ thể:
- Bằng D: Xe từ 10 - 30 chỗ ngồi;
- Bằng E: Xe từ trên 30 chỗ ngồi.
Tài xế xe giường nằm cần giấy phép lái xe hạng mấy? Bằng nào được lái xe nào theo quy định hiện nay?
Có mấy loại giấy phép lái xe theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, các loại giấy phép lái xe hiện nay bao gồm:
STT | Hạng Giấy phép lái xe | Thời hạn sử dụng |
1 | A1 | Không có thời hạn |
2 | A2 | Không có thời hạn |
3 | A3 | Không có thời hạn |
4 | A4 | 10 năm |
5 | B1 | Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. |
6 | B2 | 10 năm, kể từ ngày cấp |
7 | C | 05 năm, kể từ ngày cấp |
8 | D | 05 năm, kể từ ngày cấp |
9 | E | 05 năm, kể từ ngày cấp |
10 | FB2 | 05 năm, kể từ ngày cấp |
11 | FE | 05 năm, kể từ ngày cấp |
12 | FD | 05 năm, kể từ ngày cấp |
13 | FC | 05 năm, kể từ ngày cấp |
Theo đó, thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Việc phân hạng giấy phép lái xe cho từng loại xe được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, việc phân hạng giấy phép lái xe cho từng loại xe được quy định như sau:
STT | Hạng Giấy phép lái xe | Loại xe |
1 | A1 | - Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. |
2 | A2 | Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. |
3 | A3 | Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. |
4 | A4 | Máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. |
5 | B1 | Bằng B1 số tự động được lái các loại xe sau đây: - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Ô tô dùng cho người khuyết tật. Bằng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: - Ô tô chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Máy kéo kéo theo 01 rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.. |
6 | B2 | - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. |
7 | C | - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. |
8 | D | - Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. |
9 | E | - Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. |
10 | FB2 | Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2 |
11 | FE | Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2. |
12 | FD | Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; |
13 | FC | Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?