Tại sao Việt Nam để Quốc tang Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone? Nguyên tắc tổ chức lễ tang? Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước Việt Nam?
Việt Nam để Quốc tang Chủ tịch Lào?
Theo Điều 3 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về hình thức lễ tang như sau:
Hình thức lễ tang
1. Lễ Quốc tang.
2. Lễ tang cấp Nhà nước.
3. Lễ tang cấp cao.
4. Lễ tang Cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, Quốc tang là một trong các hình thức lễ tang trang trọng nhất
Quốc tang là một sự kiện chính trị và văn hóa quan trọng thường diễn ra sau khi một nguyên thủ quốc gia hoặc một nhân vật quan trọng khác qua đời và dành cho các lãnh đạo cấp cao hoặc những nhân vật có công lao, đóng góp lớn đối với quốc gia.
Dưới đây là lý do Việt Nam để Quốc tang Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone:
Theo Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone
Để tỏ lòng thương tiếc đồng chí Khamtay Siphandone và xuất phát từ quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày, từ 4 đến 5/4/2025.
Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định; không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
*Trên đây là "Tại sao Việt Nam để Quốc tang Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone?"
Tại sao Việt Nam để Quốc tang Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone? Nguyên tắc tổ chức lễ tang? Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước Việt Nam? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức lễ tang?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, nguyên tắc tổ chức lễ tang được quy định như sau:
- Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Việc tổ chức lễ tang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng; hạn chế, từng bước loại bỏ những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí. Khuyến khích tổ chức an táng theo các hình thức hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương.
Một số quy định khác về việc tổ chức lễ tang theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2012/NĐ-CP:
- Lễ viếng tổ chức tại nhà tang lễ, Lễ đưa tang và Lễ an táng thực hiện cùng trong một ngày (trừ Lễ Quốc tang).
- Trường hợp tổ chức Lễ viếng tại gia đình thì tùy theo phong tục địa phương và gia đình, thi hài người từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu và bảo đảm vệ sinh, nhất là đối với người có bệnh lây nhiễm. Linh cữu được để không quá 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức Lễ an táng.
- Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.
- Không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng; không đốt đồ mã tại nơi an táng.
- Chỉ các thành viên Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen (có chiều rộng 07 cm) trên cánh tay trái.
Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước Việt Nam được quy định như sau:
(1) Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:
- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.
(2) Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP mà bị kỷ luật thì việc tổ chức Lễ tang được quy định như sau:
Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ban quản trị chung cư ký hợp đồng 3 năm với đơn vị quản lý vận hành khi nhiệm kỳ còn 6 tháng được không?
- Tính cạnh tranh có phải là tiêu chí để sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển không?
- Tổ chức phòng chống doping tại Việt Nam được hiểu như thế nào? Thẩm quyền kiểm tra ra sao? Trách nhiệm gồm những gì?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về cảnh vật quê hương hay nhất? Dàn ý chi tiết thế nào?
- Xe tải nội bộ công ty có cần đổi từ biển số xe nền màu trắng sang biển số xe nền màu vàng hay không?