Sự khác nhau giữa giấy phép lái xe B1 và B từ 01/01/2025? So sánh phân hạng giấy phép lái xe ô tô hiện hành và từ năm 2025?
Sự khác nhau giữa giấy phép lái xe B1 và B từ 01/01/2025?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
b) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
d) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
....
Đồng thời, căn cứ Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Quy định chuyển tiếp
1. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
2. Giấy phép lái xe được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật này có hiệu lực sử dụng như sau:
a) Giấy phép lái xe hạng A1 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 04 kW đến dưới 14 kW;
b) Giấy phép lái xe hạng A2 được tiếp tục điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 14 kW trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm a khoản này;
c) Giấy phép lái xe hạng A3 được tiếp tục điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 quy định tại điểm a khoản này và các xe tương tự;
d) Giấy phép lái xe hạng A4 được tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
đ) Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
e) Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
...
Căn cứ khoản 5,6,7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định 03 loại giấy phép hạng B hiện nay gồm: B1 số tự động, B1 và B2 cụ thể như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
...
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
...
Theo đó, từ 1/1/2025 người có bằng lái hạng B cấp mới sẽ lái được những loại xe sau:
- Xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe).
- Lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg.
- Lái các loại xe ô tô quy định cho bằng lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg.
Còn hạng B1 cấp mới sẽ chỉ cấp cho người lái xe mô tô 03 bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì Giấy phép lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
Như vậy, trong trường hợp Bằng B1, B2 chưa thực hiện đổi, cấp lại theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 từ 01/01/2025 thì có hiệu lực sử dụng như sau:
- Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô số tự động chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500 kg;
- Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
- Giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Trường hợp Bằng B1, B2 cấp trước 01/01/2025 có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau:
- Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ô tô số tự động;
- Giấy phép lái xe hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500 kg;
Sự khác nhau giữa giấy phép lái xe B1 và B từ 01/01/2025? So sánh phân hạng giấy phép lái xe ô tô hiện hành và từ năm 2025? (Hình từ internet)
So sánh phân hạng giấy phép lái xe ô tô hiện hành và từ năm 2025 thế nào?
Phân hạng GPLX cho tới 31/12/2024 | Phân hạng GPLX từ 01/01/2025 |
Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (gồm cả chỗ người lái xe). Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Ô tô dùng cho người khuyết tật. - Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi gồm cả chỗ người lái xe. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải <3.500 kg. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải <3.500 kg. - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chuyên dùng có trọng tải <3.500 kg. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. - Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế ≥3.500 kg. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế ≥3.500 kg. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. - Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ ngồi (gồm cả chỗ người lái xe). Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. - Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người >30 chỗ ngồi. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. Lưu ý: Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. - Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế >750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Cụ thể: Hạng FB2: Các loại xe quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2. Hạng FC: Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2. Hạng FD: Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2. Hạng FE: Người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. - Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg (Luật Giao thông đường bộ 2008, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT) | - Hạng B: Ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) Ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng đến 3.500 kg Các loại xe ô tô quy định cho bằng hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg - Hạng C1: Ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg - 7.500 kg Ô tô tải quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B - Hạng C: Ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg Ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng đến 750 kg Các loại xe quy định cho GPLX hạng B và C1. - Hạng D1: Ô tô chở người trên 08 chỗ - 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) Ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng đến 750 kg Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C. - Hạng D2: Ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 - 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) Các loại xe ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng đến 750 kg Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1. - Hạng D: Ô tô chở người (kể cả xe buýt) >29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) Ô tô chở người giường nằm Ô tô chở người quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối đến 750 kg Các loại xe quy định cho GPLX các hạng B, C1, C, D1, D2. - Hạng BE: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng B kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg. - Hạng C1E: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg. - Hạng CE: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng C kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. - Hạng D1E: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng <750 kg. - Hạng D2E: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng >750 kg. - Hạng DE: Các loại ô tô quy định cho GPLX hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế >750 kg Xe ô tô chở khách nối toa (Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024) có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 |
Đủ bao nhiêu tuổi mới được cấp bằng lái xe hạng B từ 1/1/2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
- Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
- Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Như vậy, theo quy định mới, bằng lái xe hạng B được cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên.
*Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?