Danh sách Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập phải đáp ứng số lượng bao nhiêu?
Danh sách Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập phải đáp ứng số lượng bao nhiêu?
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2025 thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, sau sáp nhập tỉnh thành 2025 cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.
Căn cứ theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 nêu rõ danh sách Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập phải đáp ứng về yêu cầu số lượng sau:
II. VỀ VIỆC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CƠ QUAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM, ĐOÀN THỂ CẤP TỈNH, CẤP XÃ
...
2. Phương án sắp xếp
2.1. Đối với cấp tỉnh
2.1.1 Cơ quan lãnh đạo
a) Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh: Tổ chức ngay sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh (Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam).
b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh: Trên cơ sở đề án được thông qua, Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy trao đổi, hiệp y thống nhất để Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố và công nhận Ủy viên Ủy ban, các chức danh trong Ban Thường trực MTTQ Việt Nam cấp tỉnh (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch).
Về số lượng ủy viên ủy ban MTTQ cấp tỉnh:
- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số Ủy viên ủy ban MTTQ Việt Nam của các tỉnh, thành phố hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
- Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Giữ nguyên số lượng Ủy viên ủy ban như hiện nay. Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Như vậy, danh sách Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập phải đáp ứng về yêu cầu số lượng sau:
- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số Ủy viên ủy ban MTTQ Việt Nam của các tỉnh, thành phố hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
- Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Giữ nguyên số lượng Ủy viên ủy ban như hiện nay. Khi Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Danh sách Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập phải đáp ứng số lượng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Số lượng Ban chấp hành, Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ theo tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 nêu rõ số lượng Ban chấp hành, Ban Thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh như sau:
- Đối với các tỉnh, thành phố thuộc diện sáp nhập: Bố trí không vượt quá tổng số ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội hiện có trước khi sáp nhập (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Đối với các tỉnh, thành phố không sáp nhập: Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh giữ nguyên như hiện nay (không tính số nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc có nguyện vọng xin thôi). Về số lượng cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội, trước mắt giữ nguyên số lượng cấp phó như hiện nay. Khi Đại hội của mỗi tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Các tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh) hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức, có con dấu, tài khoản riêng, đảm bảo nguyên tắc các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi tổ chức (độc lập tương đối). Các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.
Số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã?
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 nêu rõ số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã như sau:
- Đối với các xã thực hiện sáp nhập: Là tổng số ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam của các xã hiện có trước khi sáp nhập (không tính số ủy viên nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển địa bàn, thay đổi vị trí công tác khác hoặc có nguyện vọng xin thôi).
- Đối với các xã không sáp nhập: Giữ số lượng ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam xã như hiện nay.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục công nhận người lao động có thu nhập thấp năm 2025 ở cấp xã theo Quyết định 967 thực hiện ra sao?
- Vụ Đầu tư thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp việc trong lĩnh vực nào? Vụ trưởng Vụ Đầu tư có trách nhiệm gì?
- Khả năng khởi động đen là gì? Đơn vị nào có trách nhiệm phân vùng phụ tải có quy mô phù hợp với khả năng khởi động đen?
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán có chức năng gì? 13 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay được quy định ra sao?
- Thợ nổ mìn là ai? 5 Nội dung huấn luyện đối với thợ nổ mìn hiện nay như thế nào theo Nghị định 181?