Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không?

Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không? Thắc mắc của cô H.N ở Gia Lai.

Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không?

Sáng ngày 8/11, tại Phiên họp Chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến giải pháp xử lý, ngăn chặn bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, cần phải áp dụng loạt giải pháp có tính chất tổng thể với sự vào cuộc của toàn xã hội.

Tuy nhiên với trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến một số giải pháp cụ thể với các mức độ ưu tiên.

Việc đầu tiên là tăng cường kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh đối với bản thân mình của học sinh, đây là trang bị kỹ năng sống rất là quan trọng khi ứng xử với mạng xã hội, hay giao tiếp xã hội phát sinh những vấn đề có nguy cơ liên quan bạo lực đối với chính mình.

Nhiều em còn ngần ngại khi thông tin, trao đổi, lúng túng khi xử lý do các em còn thiếu kỹ năng xử lý.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, tăng cường tập huấn về kỹ năng xử lý các vấn đề phát sinh đối với học sinh phụ trách của mình, đây cũng là một khâu rất là quan trọng.

"Đặc biệt khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT trong quy định các vị trí việc làm trong nhà trường cũng đã được thống nhất với Bộ Nội vụ, tới đây có thêm một vị trí chuyên về tư vấn tâm lý học đường"

Trước đây vị trí này hoạt động kiêm nhiệm một số giờ như thế cũng rất hạn chế. Với nguồn nhân lực của ngành đào tạo trong các trường sư phạm, một năm khoảng 9000 nhân lực và đào tạo tăng cường thì số vị trí này có thể đáp ứng được.

Vị trí giáo vụ đã xác trong nhà trường cũng sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến phát hiện, ngăn chặn liên quan đến bạo lực học đường.

Bên cạnh đó, nhà trường đưa thêm và tăng cường các hoạt động mang tính tích cực như các hoạt động tập thể, hoạt đông Đoàn, Đội vui chơi, giải trí, tăng cường thêm nhiều các hoạt động tích cực sẽ giảm khả năng học sinh sa vào những hoạt động tiêu cực.

Cùng với đó, phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, phụ huynh cũng phải tăng cường xử lý những vấn đề phát sinh bạo lực học đường liên quan đến con em của mình.

"Nhưng hơn hết, bao trùm là chúng ta tiến hành thật tốt triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu quan trọng là phát triển con người, nâng cao phẩm chất, nhân cách, đạo đức.

Để xử lý tốt việc này, tức là có một yếu tố mang tính nền tảng gốc rễ để chúng ta có thể triển khai giải quyết tận gốc những vấn đề về bạo lực học đường". Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì tới đây sẽ khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT có thể sẽ có thêm một vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học.

Nguồn: Cồng thông tin điện tử Chính phủ.

Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không?

Sẽ có thêm vị trí tư vấn tâm lý học đường trong trường học khi sửa Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT đúng không? (Hình từ Internet)

Trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập có các vị trí việc làm nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT, quy định trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập có các vị trí việc làm như sau:

Đối với vị trí việc làm trong trường phổ thông cấp tiểu học:

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):

+ Hiệu trưởng;

+ Phó hiệu trưởng.

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (08 vị trí):

+ Thư viện, thiết bị;

+ Công nghệ thông tin;

+ Kế toán;

+ Thủ quỹ;

+ Văn thư;

+ Y tế;

+ Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

+ Giáo vụ (áp dụng đối với trường dành cho người khuyết tật).

Đối với vị trí việc làm trong trường phổ thông cấp trung học cơ sở:

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):

+ Hiệu trưởng;

+ Phó hiệu trưởng.

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):

+ Thư viện;

+ Thiết bị, thí nghiệm;

+ Công nghệ thông tin;

+ Kế toán;

+ Thủ quỹ;

+ Văn thư;

+ Y tế;

+ Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

+ Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật).

Đối với vị trí việc làm trong trường phổ thông cấp trung học phổ thông:

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành (02 vị trí):

+ Hiệu trưởng;

+ Phó hiệu trưởng.

- Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí): Giáo viên.

+ Nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ (09 vị trí):

+ Thư viện;

+ Thiết bị, thí nghiệm;

+ Công nghệ thông tin;

+ Kế toán;

+ Thủ quỹ;

+ Văn thư;

+ Y tế;

+ Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

+ Giáo vụ (áp dụng đối với trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường trung học phổ thông chuyên).

Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông có nhiều cấp học như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT, quy định về định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông có nhiều cấp học gồm có như sau:

- Định mức số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành và các vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ được áp dụng theo cấp học cao nhất có trong nhà trường và được tính trên tổng số lớp của các cấp học;

- Định mức số lượng người làm việc ở vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên được tính theo định mức giáo viên trên lớp tương ứng với từng cấp học.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ trong văn học? Tác dụng của các loại biện pháp tu từ?
Pháp luật
Những bức tranh vẽ về ý tưởng trẻ thơ đẹp nhất 2024 2025? Vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ đơn giản 2024 2025?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
Pháp luật
Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền hay, chọn lọc? Mẫu thuyết minh về ngày Tết cổ truyền? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa? Văn tả cái ô che nắng, mưa tham khảo?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ giấy A3 ấn tượng 2025? Tranh vẽ vẽ ý tưởng trẻ thơ 2025? Thể lệ cuộc thi vẽ tranh vẽ ý tưởng trẻ thơ?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn tả quang cảnh một phiên chợ Tết? Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 của học sinh ra sao?
Pháp luật
Nghị luận về đạo đức của giới trẻ hiện nay hay ý nghĩa? Viết đoạn văn nghị luận về đạo đức chọn lọc? Nhiệm vụ học sinh là gì?
Pháp luật
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động lớp 7 ngắn gọn? Nhiệm vụ học sinh lớp 7 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,217 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào