Sẽ bỏ ngạch thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp trong thời gian tới đúng không?
Đề xuất bỏ ngạch thẩm phán trung cấp, sơ cấp trong thời gian tới là như thế nào?
Để thực hiện kế hoạch sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Tổ chức tòa án nhân dân theo hướng triển khai công tác cải cách tư pháp tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2022 do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức vào ngày 26 và 27/02/2023 tới đây.
Trước đó, Chánh án Toàn án nhân dân tối cáo - ông Nguyễn Hòa Bình đã nhấn mạnh về một số nội dung quan trọng như tập trung vào hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến tư pháp; bổ sung hệ thống pháp luật về tư pháp, tổ chức Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử; xây dựng Tòa án điện tử, bước đầu hình thành phương thức tố tụng điện tử…; tiếp tục nghiên cứu để đổi mới chính sách, chế độ tiền lương, thời hạn bổ nhiệm và cơ chế bảo đảm để đội ngũ cán bộ tư pháp yên tâm công tác, nhất là đối với đội ngũ Thẩm phán nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2030.
Trong đó, cần đổi mới các chức danh tư pháp theo hướng đổi mới cơ cấu ngạch thẩm phán gồm có thẩm phán tối cao, thẩm phán và thẩm phán dự bị.
Theo đó, sẽ bỏ đi ngạch thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Thay vào đó thì các ngạch này được gọi chung là thẩm phán.
Với việc quy định như vậy thì sẽ dễ điều động thẩm phán từ Tòa án này qua Tòa án kia, từ Tòa án thấp lên Tòa án cao mà không bị vướng mắc bởi ngạch bậc như hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng cần phải đổi mới và tăng cường công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán như là mở rộng nguồn bổ nhiệm, mở rộng nhiệm kỳ.
Sẽ bỏ ngạch thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp trong thời gian tới đúng không?
Hiện nay có bao nhiêu ngạch thẩm phán?
Căn cứ vào Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Các ngạch Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán cao cấp;
c) Thẩm phán trung cấp;
d) Thẩm phán sơ cấp.
2. Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
6. Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo như quy định trên thì hiện nay có tất cả là 04 ngạch thẩm phán gồm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp.
Hội đồng thi tuyển chọn thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp gồm có những ai?
Căn cứ vào Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
b) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
c) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;
d) Công bố danh sách những người trúng tuyển.
3. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Theo đó, Hội đồng thi tuyển chọn thẩm phán cao cấp, trung cấp và sơ cấp sẽ gồm có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh độ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ.
Trong đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo sẽ là Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn thẩm pháp cao cấp, trung cấp và sơ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?