Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60 năm 2025 dự kiến tên gọi mới là gì?
Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60 năm 2025 dự kiến tên gọi mới là gì?
Thông tin về sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60 năm 2025 dự kiến tên gọi mới là gì dưới đây:
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo đó, tại tiểu mục 23 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu về sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang dự kiến tên gọi mới như sau:
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Như vậy, dự kiến hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Sáp nhập tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang theo Nghị quyết 60 năm 2025 dự kiến tên gọi mới là gì? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ đề án sáp nhập các tỉnh thành 2025 được quy định nội dung ở đâu theo Nghị quyết 74?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh
- Trên cơ sở phân công của Chính phủ, một địa phương được giao chủ trì (cơ quan chủ trì), phối hợp với tỉnh, thành phố cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) xây dựng đề án và lập hồ sơ đề án sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh như sau (trình tự, thủ tục thực hiện đồng thời với lập hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã):
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết này.
+ Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) hoàn thiện hồ sơ đề án gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) để thông qua Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương gửi Bộ Nội vụ.
(Nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).
- Trình hồ sơ đề án
Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án của Chính phủ báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.
Theo nội dung nêu trên thì UBND cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án sáp nhập các tỉnh thành của địa phương gửi Bộ Nội vụ.
Trong đó, nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại Nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025.
Nghị quyết 1211: Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh Việt Nam ra sao?
Ngày 14/02/2025 Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.
Trong đó, giao Đảng uỷ Chính phủ định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.
Hiện nay, Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15
Trong đó,
Tiêu chuẩn của tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8.000 km2 trở lên; tỉnh các vùng, miền khác từ 1.400.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên. Đồng thời, số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thành phố hoặc 01 thị xã
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương từ 1.000.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên; số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên; tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận
Đồng thời, đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại và cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Xem diễu binh 30 4 ở đâu? Xem bắn đại bác và trình diễn không quân ở đâu? Chương trình Lễ Kỷ niệm 30 4 bắt đầu mấy giờ?
- Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 chính thức và cách ghi? Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 cho thí sinh tự do?
- Chế độ cho thân nhân chiến sĩ công an hy sinh khi bắt tội phạm ma túy? Cách quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ như thế nào?
- Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 hiện được lưu giữ ở đâu? Có được nghỉ hưởng lương 30 4?
- Bí thư thành ủy là ai? Chi tiết tiêu chuẩn Bí thư thành ủy theo Quy định 214? 05 Tiêu chuẩn chung của Bí thư thành ủy?