Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo theo QCVN 71:2022/BTNMT?

Anh chị cho tôi hỏi sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo theo quy chuẩn Việt Nam được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn!

Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Thông tư 07/2022/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2022/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định về sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo như sau:

- Yêu cầu độ chính xác khi thu nhận vị trí không gian của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo.

+ Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý không được vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 4 dưới đây.

+ Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo

+ Sai số trung phương về độ cao của các đối tượng địa lý không được vượt quá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản. Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số được phép tăng lên 1,5 lần.

+ Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ cao của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Sai số lớn nhất không vượt quá sai số giới hạn. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.

Yêu cầu độ chính xác khi thu nhận vị trí không gian của các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Thông tư 07/2022/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2022/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định về yêu cầu độ chính xác khi thu nhận vị trí không gian của các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển như sau:

Yêu cầu độ chính xác khi thu nhận vị trí không gian của các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển

- Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý không được vượt quá các giá trị quy định tại Bảng 5 dưới đây:

- Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển

- Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ sâu của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Sai số lớn nhất không vượt quá sai số giới hạn. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.

Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo theo quy chuẩn Việt Nam được quy định như thế nào?

Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo theo QCVN 71:2022/BTNMT? (Hình từ internet)

Yêu cầu tiếp biên các đối tượng địa lý với các khu đo liền kề khi thu nhận dữ liệu các đối tượng địa lý được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Thông tư 07/2022/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 71:2022/BTNMT về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định về yêu cầu tiếp biên các đối tượng địa lý với các khu đo liền kề khi thu nhận dữ liệu các đối tượng địa lý như sau:

Tiếp biên về vị trí mặt phẳng.

- Khi tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở các khu đo liền kề cùng tỷ lệ, sai số tiếp biên không được vượt quá quy định tại Bảng 6 dưới đây:

- Sai số tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở các khu đo liền kề cùng tỷ lệ

- Khi tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở các khu đo liền kề có tỷ lệ lớn hơn, sau khi đã quy về tỷ lệ CSDLNĐLQG đang thực hiện tiếp biên, sai số tiếp biên không được vượt quá quy định tại Bảng 7 dưới đây:

- Sai số tiếp biên các đối tượng địa lý cùng mã đối tượng ở ở các khu đo liền kề có tỷ lệ lớn hơn

- Đối với khu vực ẩn khuất và khó khăn các hạn sai trên được phép tăng lên 1,5 lần.

- Tiếp biên đối tượng đường bình độ.

+ Khi tiếp biên đường bình độ có cùng khoảng cao đều cơ bản, vị trí của các đường bình độ cùng giá trị độ cao không lệch quá 1/2 khoảng cao đều đối với vùng đồng bằng và 1 khoảng cao đều đối với vùng đồi, núi và núi cao;

+ Khi tiếp biên với đường bình độ khác khoảng cao đều cơ bản thì vị trí của các đường bình độ cùng giá trị độ cao không được lệch nhau quá 2/3 khoảng cao đều đối với vùng đồng bằng và 1,5 khoảng cao đều đối với vùng đồi, núi và núi cao.

- Nguyên tắc xử lý tiếp biên

+ Trường hợp các đối tượng địa lý có sai số tiếp biên không vượt quá giá trị cho phép thì được xử lý theo nguyên tắc chia đều cho 2 bên;

+ Trường hợp các đối tượng địa lý có sai số tiếp biên vượt quá giá trị cho phép thì phải xác định nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý. Trường hợp không thể xử lý được thì phải ghi nhận cụ thể các đối tượng địa lý không tiếp biên được và giá trị sai số tiếp biên còn tồn tại trong metadata của CSDLNĐLQG.

- Sai số tiếp biên cho phép đối với các đối tượng địa lý trên biển và đáy biển không được vượt quá 1,5 lần các giá trị quy định tại Điểm 4.3.1 và Điểm 4.3.2 Phần này.

- Các quy định về chất lượng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 gồm các tiêu chí chất lượng áp dụng để đánh giá chất lượng; Các phép đo chất lượng; Phương pháp đánh giá chất lượng; Chỉ tiêu chất lượng được cụ thể hóa cho sản phẩm cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 trên cơ sở các quy định về Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở mã số QCVN 42:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Quy định chi tiết về chất lượng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.

Như vậy, sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo theo quy chuẩn Việt Nam được quy định theo trình bày ở bên trên.

Thông tư 07/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ 30/12/2022.

Đối tượng địa lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đối tượng địa lý được định nghĩa như thế nào tại Luật Đo đạc và bản đồ 2018?
Pháp luật
Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý trên đất liền, đảo, quần đảo theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Pháp luật
Quy định chung về thu nhận kiểu dữ liệu hình học của đối tượng địa lý như thế nào theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đối tượng địa lý
5,077 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đối tượng địa lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đối tượng địa lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào