Rằm tháng 7 là ngày gì? Người dân được đốt vàng mã cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 hay không? Rằm tháng 7 2024 thứ mấy?
Rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng 7 2024 thứ mấy?
NÓNG: Ngày 17 tháng 8 là ngày gì? NÓNG: Ngày 19/8/2024 là ngày gì trong Công an? NÓNG: Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024? |
Ngày Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân” hoặc “cúng cô hồn”, “cúng thí thực” (tặng thức ăn). Vì vậy, dân gian hay gọi nôm na tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”.
Rằm tháng 7 còn là ngày báo hiếu cha mẹ mà trong Phật giáo gọi là ngày Vu Lan. Đây là ngày lễ để con cái hướng về cha mẹ, báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục.
* Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Tháng 8 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/8/2024 (Thứ năm) nhằm ngày 27/6/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 31/8/2024 (Thứ bảy) nhằm ngày 28/7/2024 âm lịch.
Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 (15/7) rơi vào Chủ nhật ngày 18/8/2024 dương lịch.
Rằm tháng 7 là ngày gì? Người dân được đốt vàng mã cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 hay không? Rằm tháng 7 2024 thứ mấy? (Hình từ Internet)
Người dân được đốt vàng mã cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 hay không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cấm đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7.
Tuy nhiên, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...
Như vậy, nếu việc thắp hương, đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7 nếu không đúng nơi quy định người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 gây ra hỏa hoạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Như vậy, việc đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 gây ra hỏa hoạn thì tùy vào hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại sẽ có mức tiền phạt tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?