Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tại Tổng cục Thuế được thực hiện như thế nào? Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuế là gì?
Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuế là gì?
Căn cứ Mục II Phần 1 Quy trình kiểm soát thủ tục hành chính thuế ban hành kèm theo Quyết định 2192/QĐ-TCT năm 2015 quy định Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính: là việc thống kê, tập hợp, đánh giá các thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm phát hiện để kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ những quy định về thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP.
Như vậy, Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuế có thể hiểu là việc thống kê, tập hợp, đánh giá các thủ tục hành chính thuế tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế hiện hành nhằm phát hiện để kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ những quy định về thủ tục hành chính về thuế không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định thủ tục hành chính.
Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tại Tổng cục Thuế được thực hiện như thế nào? Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuế là gì? (Hình từ Internet)
Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tại Tổng cục Thuế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Mục IV Phần 2 Quy trình kiểm soát thủ tục hành chính thuế ban hành kèm theo Quyết định 2192/QĐ-TCT năm 2015 quy định việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tại Tổng cục Thuế được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1. Lập kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
Hàng năm, trước ngày 31/12 của năm liền kề năm kế hoạch, Vụ Pháp chế căn cứ Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của Bộ Tài chính hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về kiểm soát thủ tục hành chính (nếu có) hoặc căn cứ thực tế công tác kiểm soát thủ tục hành chính, trình Lãnh đạo Tổng cục Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; kế hoạch phải xác định rõ:
- Căn cứ, lý do lựa chọn thủ tục hành chính/nhóm thủ tục hành chính đưa vào kế hoạch;
- Số lượng thủ tục hành chính cần rà soát, đánh giá;
- Đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp;
- Tiến độ thực hiện;
- Dự kiến sản phẩm.
Bước 2. Thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.
Căn cứ “Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính” đã được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Vụ/đơn vị có liên quan thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo quy định tại Chương V Nghị định 63/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 3. Thẩm định, tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.
Căn cứ hồ sơ kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, Vụ Pháp chế thực hiện:
- Đối với các thủ tục hành chính Tổng cục Thuế rà soát, đánh giá theo Kế hoạch của Bộ Tài chính: Thẩm định, tổng hợp, trình Lãnh đạo Tổng cục báo cáo Bộ kết quả thực hiện.
- Đối với các thủ tục hành chính Tổng cục Thuế tự rà soát, đánh giá:
+ Thẩm định, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục kết quả.
+ Trường hợp qua kết quả rà soát, đánh giá có đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung, cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, Vụ Pháp chế lập hồ sơ trình Lãnh đạo Tổng cục lấy ý kiến Vụ pháp chế - Bộ Tài chính.
Tiếp thu/giải trình ý kiến tham gia và trình Lãnh đạo Tổng cục, trình Bộ Tài chính ban hành Quyết định phê duyệt Phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính(nếu có) hoặc Quyết định công bố thủ tục hành chính theo quy định.
Quy trình đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2022/TT-BTP quy định việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính được tiến hành trong quá trình hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng văn bản và phải hoàn thành trước khi gửi hồ sơ cho cơ quan thẩm định đề nghị xây dựng văn bản.
Cơ quan lập đề nghị thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo các bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Tiến hành đánh giá tác động của thủ tục hành chính
Cơ quan lập đề nghị căn cứ quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 và sử dụng Biểu mẫu đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BTP để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Bước 2: Hoàn thiện đề xuất quy định thủ tục hành chính
- Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định là không cần thiết hoặc không đúng thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thì cơ quan lập đề nghị không tiến hành việc đánh giá và không đề xuất phương án, giải pháp quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản.
- Nếu thủ tục hành chính được xác định là cần thiết, ban hành đúng thẩm quyền thì tiếp tục đánh giá tác động của thủ tục hành chính và căn cứ kết quả đánh giá, cơ quan lập đề nghị chỉnh lý, hoàn thiện đề xuất phương án, giải pháp quy định thủ tục hành chính.
Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính
Sau khi đánh giá tác động của thủ tục hành chính, cơ quan lập đề nghị tổng hợp kết quả đánh giá thủ tục hành chính vào nội dung Báo cáo đánh giá tác động của chính sách. Biểu mẫu đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BTP là một phần của Báo cáo đánh giá tác động của chính sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?