Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ có thể bị kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hay không?

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ có thể bị kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hay không? - Câu hỏi của chị Diệp tại Long An.

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ được hiểu là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ có thể bị kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hay không?

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ có thể bị kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hay không? (Hình từ Internet)

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ có thể bị kiện theo thủ tục tố tụng hành chính hay không?

Căn cứ Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 có quy định như sau:

Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.

Theo đó, quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

Có trả đơn khởi kiện khi phát hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện mang tính nội bộ hay không?

Căn cứ Điều 123 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:

Trả lại đơn khởi kiện
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
h) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

Theo đó, như đã phân tích ở phần trên thì quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

Do đó, khi phát hiện thì đây là căn cứ trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng Hành chính 2015 về trường hợp sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bị trả lại đơn khởi kiện với lý do quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện mang tính nội bộ thì thực hiện khiếu nại như thế nào?

Căn cứ Điều 124 Luật Tố tụng Hành chính 2015 có quy định như sau:

Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại. Trường hợp người khởi kiện, Kiểm sát viên vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và người khởi kiện có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
5. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định này phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.

Theo đó, nếu bị trả lại đơn khởi kiện người khởi kiện có quyền khiếu nại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện và được giải quyết theo quy định nêu trên.

Quyết định hành chính
Hành vi hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong tố tụng hành chính không?
Pháp luật
Có phải mọi quyết định hành chính có phải đều là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không?
Pháp luật
Thông tư 57/2023/TT-BCA hướng dẫn tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của Bộ Công an?
Pháp luật
Trường hợp nào được thực hiện khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hành chính bất lợi cho công dân thì có phải tổ chức lấy ý kiến không?
Pháp luật
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của ai?
Pháp luật
Mẫu quyết định giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Pháp luật
Án lệ số 49/2022/Al về xác định quyết định hành chính ban hành không đúng thẩm quyền có nội dung như thế nào?
Pháp luật
07 biện pháp cưỡng chế thuế năm 2022? Khi nào cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Pháp luật
Có thể tạm đình chỉ việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính để chờ kết quả giải quyết của tòa án có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyết định hành chính
4,215 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyết định hành chính Hành vi hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào