Quyết định 57: Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI như thế nào?

Quyết định 57: Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI như thế nào?

Quyết định 57: Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI như thế nào?

Ngày 16/5/2025, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã có Quyết định 57/QĐ-HĐTĐKT năm 2025 Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI

>>> Tải về Quyết định 57/QĐ-HĐTĐKT năm 2025 phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.

Quyết định 57/QĐ-HĐTĐKT năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 16/5/2025.

Quyết định 57: Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI như thế nào?

Quyết định 57: Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI như thế nào? (Hình từ Internet)

Nội dung chương trình Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI ra sao?

Căn cứ theo Mục II Đề án ban hành kèm theo Quyết định 57/QĐ-HĐTĐKT năm 2025 quy định về thời gian và nội dung, chương trình Đại Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI cụ thể như sau:

(1) Thời gian, địa điểm

- Thời gian: Tổ chức Đại hội chính thức trong 01 ngày vào tháng 12 năm 2025 (không kể thời gian tổng duyệt, họp trù bị...).

- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

(2) Nội dung, chương trình Đại hội

(i) Phiên Đại hội trù bị

- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ;

- Đại biểu dự Đại hội trù bị và tổng duyệt chương trình Đại hội.

- Sơ kết, tổng kết một số phong trào thi đua, đợt thi đua cao điểm do Thủ tướng Chính phủ phát động (có báo cáo, video clip về kết quả thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi dua cao điểm và biểu dương, khen thưởng diễn hình tiên tiến tiêu biểu).

(ii) Đại hội chính thức

- Chương trình nghệ thuật.

- Chào cờ.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Phát biểu khai mạc Đại hội.

- Phóng sự kết quả phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong 05 năm (2021 - 2025), phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2026 - 2030.

- Giao lưu, tôn vinh "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", "Anh hùng Lao động" và điển hình tiêu biểu về dự Đại hội.

- Phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư.

- Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2026 - 2030.

-Phát biểu hưởng ứng phong trào thi đua.

- Bế mạc Đại hội.

- Các Đoàn đại biểu chụp ảnh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tổ chức chiêu đãi các đại biểu dự Đại hội.

(3) Các hoạt động trước và trong dịp tổ chức Đại hội

- Triển lãm ảnh về Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước và các kỳ Đại

hội thi đua.

- Triển lãm giới thiệu các thành tựu kinh tế, xã hội của đất nước sau 40 năm đổi mới đất nước, đặc biệt trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Giao lưu các điển hình tiên tiến trên sông của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền, cổ động chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.

- Tuyên truyền các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương trước, trong và sau Đại hội.

- Tổ chức họp báo trước và sau Đại hội để tuyên truyền và thông báo kết quả Đại hội.

Điều kiện tổ chức đại hội?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là đại hội. Đại hội được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định điều kiện tổ chức đại hội như sau:

(1) Đại hội thành lập được tổ chức khi có trên 1/2 số người đăng ký tham gia thành lập hội theo hồ sơ đề nghị thành lập hội có mặt;

(2) Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức khi có trên 1/2 số hội viên chính thức đối với đại hội toàn thể hoặc có trên 1/2 số đại biểu chính thức có mặt đối với đại hội đại biểu. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 tổng số thành viên ban chấp hành hoặc có trên 1/2 tổng số hội viên chính thức đề nghị;

(3) Trường hợp không đủ số lượng đại biểu tham gia dự Đại hội theo quy định tại (1), (2) thì ban vận động thành lập hội hoặc ban chấp hành hội đương nhiệm dừng tổ chức đại hội và có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hội tổ chức đại hội đảm bảo theo quy định của Nghị định này;

(4) Đại biểu chính thức tham dự của đại hội không được ủy quyền cho cá nhân khác dự thay, trừ trường hợp đại hội chấp nhận việc ủy quyền.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có nội dung quy định, Đại hội có thể tổ chức trực tiếp hoặc qua nền tảng ứng dụng trực tuyến hoặc kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến do ban vận động thành lập hội hoặc ban chấp hành đương nhiệm quyết định. Hội có trách nhiệm phải đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, nhân lực để tổ chức đại hội theo đúng điều lệ, quy chế đại hội và quy định của pháp luật.

Đại hội Thi đua yêu nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 57: Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI năm 2025 thời gian và địa điểm chi tiết ra sao?
Pháp luật
Công văn 071/BNV-BTĐKT tạm dừng tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước cấp huyện, cấp xã? Tải Công văn 071 BNV?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại hội Thi đua yêu nước
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào