Quyết định 5130/QĐ-TLĐ về xử lý kỷ luật trong tổ chức Công đoàn: Giảm bớt hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách?
Giảm bớt hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1602/QĐ-TLĐ năm 2017, quy định về hình thức xử lý như sau:
Các hình thức kỷ luật
1- Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2- Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3- Đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn).
4- Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về hình thức xử xử lý kỷ luật như sau:
Các hình thức kỷ luật
1. Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức các chức vụ của công đoàn), khai trừ.
Như vậy, theo quy định mới về xử lý kỷ luật trong tổ chức Công đoàn, đã không còn quy định về hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách. Theo đó, quy định chung về hình thức xử lý kỷ luật đối cán bộ công đoàn bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức các chức vụ của công đoàn), khai trừ.
Do vậy, theo quy định mới đã giảm bớt hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ Công Đoàn chuyên trách.
Quyết định 5130/QĐ-TLĐ về xử lý kỷ luật trong tổ chức Công đoàn: Giảm bớt hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ Công đoàn chuyên trách? (Hình từ Internet)
Quy định thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ Công đoàn?
Theo quy định tại Điều 7 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật của công đoàn áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành
2. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
3. Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 6 Quy định này; thời gian điều tra, truy tố, xét xử (nếu có); thời gian thực | hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật.
4, Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, nếu quá thời hạn nêu trên thì việc xem xét xử lý kỷ luật được tiến hành tại kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn gần nhất.
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu cán bộ, đoàn viên không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực
Như vậy, theo quy định mới tại Điều 7 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, thời hiệu xử lý kỷ luật của công đoàn áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022, quy định thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật như sau:
Thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ công đoàn các cấp (từ cơ sở trở lên) vi phạm kỷ luật sinh hoạt thuộc tổ chức công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó xem xét, kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp. Công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
2. Cán bộ công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn vi phạm kỷ luật do công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận hoặc tổ công đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
3. Tập thể ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào vi phạm kỷ luật thì bạn chấp hành cấp đó xét đề nghị xử lý kỷ luật.
4. Đối với tập thể Đoàn Chủ tịch, tập thể Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn thì do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xét đề nghị xử lý kỷ luật.
Như vậy, thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?