Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố những thủ tục hành chính nào về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Quyết định 168/QĐ-BNV công bố những thủ tục hành chính nào về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Ngày 12 tháng 3 năm 2024, Bộ Nội vụ đã có Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Theo đó, Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố những thủ tục hành chính về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức gồm:
- Thủ tục thi tuyển viên chức;
- Thủ tục xét tuyển viên chức;
- Thủ tục tiếp nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý.
Như vậy, Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố 3 thủ tục hành chính về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được tổ chức thực hiện từ ngày 12 tháng 3 năm 2024.
Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố những thủ tục hành chính nào về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Cơ quan thực hiện các thủ tục hành chính trên được quy định thế nào?
Theo Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 quy định cơ quan thực hiện các thủ tục hành chính về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức là:
- Đối với Thủ tục thi tuyển viên chức:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức;
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.
- Đối với thủ tục xét tuyển viên chức:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chỉ thường xuyên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện.
- Đối với thủ tục tiếp nhận vào viên chức: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Viên chức được phân loại như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP phân loại viên chức như sau:
- Phân loại theo chức trách, nhiệm vụ:
+ Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Theo trình độ đào tạo, viên chức được phân loại như sau:
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng;
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.
Căn cứ tuyển dụng viên chức là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định căn cứ tuyển dụng viên chức như sau:
- Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan quản lý viên chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng.
Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
+ Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Số lượng người cần tuyển ở từng vị trí việc làm, trong đó xác định các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng.
Các vị trí việc làm thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng phải có tiêu chuẩn, điều kiện giống nhau, cùng Hội đồng thi, áp dụng hình thức thi viết (vòng 2) và chung đề thi;
+ Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
+ Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
+ Các nội dung khác (nếu có).
Đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2020/NĐ-CP xây dựng và quyết định kế hoạch tuyển dụng theo quy định tại khoản này mà không phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?