Quyết định 134/QĐ-TANDTC quy định các phần mềm nội bộ nào dùng chung trong hệ thống Tòa án nhân dân?

Quyết định 134/QĐ-TANDTC quy định các phần mềm nội bộ nào dùng chung trong hệ thống Tòa án nhân dân?

Quyết định 134/QĐ-TANDTC quy định các phần mềm nội bộ nào dùng chung trong hệ thống Tòa án nhân dân?

Ngày 03 tháng 6 năm 2024, Tòa án nhân dân tối cao đã có Quyết định 134/QĐ-TANDTC năm 2024 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng, khai thác các phần mềm nội bộ dùng chung trong hệ thống Tòa án nhân dân.

Theo đó, tại Điều 3 Quyết định 134/QĐ-TANDTC năm 2024 ban hành danh mục phần mềm ứng dụng của Tòa án nhân dân như sau:

(1) Phần mềm công khai các hoạt động của Tòa án nhân dân, gồm: hệ thống Cổng thông tin điện tử và các Trang thông tin điện tử.

(2) Các phần mềm ứng dụng phục vụ quản trị nội bộ Tòa án nhân dân, gồm:

- Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân (Phần mềm quản lý nhân sự);

- Phần mềm quản lý nghiệp vụ thụ lý, giải quyết các loại vụ, việc dùng chung của Tòa án nhân dân (Phần mềm giám sát hoạt động Tòa án);

- Phần mềm thống kê các loại án;

- Phần mềm công bố bản án, quyết định của Tòa án;

- Phần mềm trợ lý ảo Tòa án;

- Phần mềm quản lý văn bản chỉ đạo và điều hành;

- Phần mềm quản lý công tác thi đua - khen thưởng;

- Phần mềm số hoá một số tài liệu trong hồ sơ án (Phần mềm Số hóa hồ sơ);

- Phần mềm thư điện tử;

- Phần mềm hội nghị truyền hình trực tuyến Tòa án nhân dân;

- Phần mềm quản lý công sản;

- Phần mềm kế toán.

(3) Phần mềm cung cấp dịch vụ tư pháp công trực tuyến của Tòa án, gồm:

- Dịch vụ gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử;

- Dịch vụ đăng ký trực tuyến cấp sao bản án, tài liệu trong hồ sơ vụ án;

- Dịch vụ thu, nộp tạm ứng án phí trực tuyến;

- Dịch vụ tra cứu Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Dịch vụ tra cứu bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

(4) Các phần mềm khác do Tòa án nhân dân tối cao đầu tư, xây dựng, cung cấp hoặc do các cơ quan, tổ chức trong, ngoài nước tài trợ, xây dựng, bàn giao cho Tòa án nhân dân tối cao quản lý, sử dụng.

Như vậy danh mục phần mềm ứng dụng của Tòa án nhân dân gồm phần mềm công khai các hoạt động của Tòa án, các phần mềm ứng dụng phục vụ quản trị nội bộ, các phần mềm cung cấp dịch vụ tư pháp công trực tuyến và một số phần mềm khác do Tòa án nhân dân tối cao đầu tư, xây dựng, cung cấp hoặc do các cơ quan, tổ chức trong, ngoài nước tài trợ, xây dựng, bàn giao cho Tòa án.

Quyết định 134/QĐ-TANDTC quy định các phần mềm nội bộ nào dùng chung trong hệ thống Tòa án nhân dân?

Quyết định 134/QĐ-TANDTC quy định các phần mềm nội bộ nào dùng chung trong hệ thống Tòa án nhân dân?

Tài khoản sử dụng phần mềm được quy định thế nào?

Theo khoản 5, 6, 7 Điều 2 Quyết định 134/QĐ-TANDTC năm 2024 quy định tài khoản sử dụng phần mềm bao gồm:

Giải thích từ ngữ
...
5. Tài khoản cấp 1: là tài khoản quản trị phần mềm, thực hiện việc quản lý, cấp, phân quyền, thay đổi, thu hồi, khóa, cấp lại đối với các tài khoản của các đơn vị, người sử dụng thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 (trong trường hợp cần thiết).
6. Tài khoản cấp 2: là tài khoản được cấp cho các Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh để thực hiện việc quản lý, cấp, phân quyền, thay đổi, thu hồi, khóa, cấp lại tài khoản của cá nhân, đơn vị thuộc quyền quản lý.
7. Tài khoản cấp 3: là tài khoản của các đơn vị, người sử dụng thuộc Tòa án nhân dân tối cao; tài khoản của các đơn vị, người dùng được tạo bởi Tài khoản cấp 2.

Bên cạnh đó, tại Điều 9 Quyết định 134/QĐ-TANDTC năm 2024 quy định về tài khoản sử dụng phần mềm như sau:

(1) Tài khoản đăng nhập

- Mỗi đơn vị được Tòa án nhân dân tối cao cấp 01 Tài khoản cấp 2 để thực hiện việc quản lý, cấp, phân quyền, thay đổi, thu hồi, khóa, cấp lại tài khoản của cá nhân, đơn vị thuộc quyền quản lý;

- Cá nhân, đơn vị được cấp tài khoản gồm: Tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập ban đầu để thực hiện quản lý và cập nhật thông tin số liệu, dữ liệu lên phần mềm theo quy định.

(2) Mật khẩu

- Có tối thiểu 8 ký tự, không chứa tên tài khoản và gồm các loại ký tự sau: chữ cái viết hoa (A - Z); chữ cái viết thường (a - z); chữ số (0 - 9); ký tự đặc biệt (` ~ ! @ # $ % ^ & * ( ) _ - + = { } [ ] \ : ; " ' <> , . ? /);

- Bắt buộc phải đổi mật khẩu tối thiểu 02 tháng một lần đối với Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2; 03 tháng một lần đối với Tài khoản cấp 3 và ít nhất sau 05 ngày làm việc (đối với các trường hợp thay đổi vị trí, chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu);

- Bắt buộc phải đổi mật khẩu ngay sau khi nhận bàn giao từ người khác hoặc có thông báo về sự cố an toàn thông tin, điểm yếu liên an toàn thông tin, điểm yếu liên quan đến khả năng lộ mật khẩu;

- Mật khẩu mới đổi không được trùng với mật khẩu cũ;

- Không sử dụng các cơ chế lưu mật khẩu tự động khi đăng nhập.

Người sử dụng quản lý, khai thác phần mềm có quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ tại Điều 8 Quyết định 134/QĐ-TANDTC năm 2024 nêu rõ quyền và trách nhiệm của người sử dụng quản lý, sử dụng, khai thác phần mềm như sau:

- Được sử dụng tài khoản để truy cập và thực hiện các quyền mà tài khoản được cấp trên các phần mềm có liên quan.

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực đối với các thông tin số liệu, dữ liệu cập nhật lên phần mềm.

- Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng, quy định về quy trình nhập liệu trên phần mềm; áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và vận hành thông suốt phần mềm.

- Giữ bí mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập, không cho người khác mượn tài khoản, không mượn tài khoản của người khác để sử dụng.

Khi phát hiện có dấu hiệu bị lộ thông tin tài khoản phải kịp thời thay đổi mật khẩu, rà soát lại thông tin số liệu, dữ liệu do mình chịu trách nhiệm, báo cáo cấp trên để xử lý.

- Không chia sẻ thông tin số liệu, dữ liệu của phần mềm cho người khác.

Khi có quyết định thay đổi vị trí, chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu phải bàn giao tài khoản, thông tin số liệu, dữ liệu cho người sử dụng mới được phân công tiếp quản hoặc lãnh đạo đơn vị chủ quản trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc.

- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất sửa đổi, bổ sung các tính năng của phần mềm với lãnh đạo đơn vị để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

- Thường xuyên trau dồi kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến phần mềm và kỹ năng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Phần mềm nội bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phần mềm nội bộ là gì?
Pháp luật
Mẫu Biên bản kiểm hành thử, vận hành thử, cài đặt phần mềm nội bộ thuộc Bộ Tài Chính? Quy định về kiểm thử, vận hành thử và cài đặt phần mềm nội bộ như thế nào?
Pháp luật
Xác định chi phí phần mềm nội bộ là gì? Nội dung hồ sơ phục vụ xác định chi phí phần mềm nội bộ bao gồm những gì?
Pháp luật
Trình tự xác định chi phí phần mềm nội bộ trong hoạt động lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trong quá trình xác định chi phí phần mềm nội bộ ai là người chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác định giao dịch?
Pháp luật
Quyết định 134/QĐ-TANDTC quy định các phần mềm nội bộ nào dùng chung trong hệ thống Tòa án nhân dân?
Pháp luật
Mở rộng phần mềm là gì? Việc mở rộng phần mềm nội bộ thì nhà thầu có trách nhiệm bàn giao như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phần mềm nội bộ
1,163 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phần mềm nội bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phần mềm nội bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào