Quy trình nghiệp vụ hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Quy trình nghiệp vụ của hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình nghiệp vụ
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm ban hành các quy trình nghiệp vụ cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định này.
2. Hệ thống các quy trình nghiệp vụ bao gồm:
a) Quy trình làm việc của chuyên viên phân tích;
b) Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này;
c) Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
d) Quy trình xây dựng, đánh giá và cập nhật phương pháp xếp hạng tín nhiệm;
đ) Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Theo như quy định trên thì quy trình nghiệp vụ của hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm được thực hiện theo hệ thống như sau:
- Quy trình làm việc của chuyên viên phân tích;
- Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này;
- Phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
- Quy trình xây dựng, đánh giá và cập nhật phương pháp xếp hạng tín nhiệm;
- Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Quy trình nghiệp vụ hoạt động dịch vụ xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Nội dung đánh giá xếp hạng tín nhiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 32 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, đánh giá được khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm phải bao gồm cả phương pháp đánh giá định lượng và phương pháp đánh giá định tính.
2. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm phải đánh giá được các yếu tố rủi ro cơ bản và mức độ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Rủi ro vĩ mô;
b) Rủi ro thị trường và môi trường kinh doanh;
c) Rủi ro chiến lược;
d) Rủi ro quản trị;
đ) Rủi ro nhân sự;
e) Rủi ro tài chính;
g) Rủi ro khác theo đánh giá của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
3. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải sử dụng phương pháp xếp hạng tín nhiệm có hệ thống và thống nhất cho từng loại nghĩa vụ nợ và từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
4. Định kỳ doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm rà soát phương pháp xếp hạng tín nhiệm và các giả thuyết sử dụng để điều chỉnh nếu cần thiết.
5. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những nội dung cơ bản của phương pháp xếp hạng tín nhiệm.
Theo đó, phương pháp xếp hạng tín nhiệm sẽ được đánh giá rủi ro dựa trên những nội dung như sau:
- Rủi ro vĩ mô;
- Rủi ro thị trường và môi trường kinh doanh;
- Rủi ro chiến lược;
- Rủi ro quản trị;
- Rủi ro nhân sự;
- Rủi ro tài chính;
- Rủi ro khác theo đánh giá của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
Thành viên của hội đồng xếp hạng tín nhiệm sẽ có những trách nhiệm gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 30 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thành viên hội đồng xếp hạng tín nhiệm như sau:
- Thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm có quyền tham gia họp Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thẩm định, thảo luận và biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm, báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm thuộc các trường hợp có xung đột lợi ích quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này có nghĩa vụ báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia hợp đồng này;
- Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Hội đồng xếp hạng tín nhiệm được hoạt động theo cơ chế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 30 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về cơ chế hoạt động của hội đồng xếp hạng tín nhiệm như sau:
- Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Cơ chế biểu quyết của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm trong đó tối thiểu phải có trên 60% thành viên biểu quyết thông qua mỗi quyết định của Hội đồng;
+ Cơ chế bầu chủ tịch Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để điều hành hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
+ Cơ chế xử lý xung đột về lợi ích của chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm (nếu có);
+ Cơ chế bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
- Khi biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm và báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo độc lập, khách quan, minh bạch và không chịu tác động bởi Tổng Giám đốc, Giám đốc, Hội đồng quản trị và Hội đồng thành viên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
- Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tự giải thể khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?